Cơ quan quản lý cho biết đang tăng cường cung ứng đủ nguồn hàng thiết yếu tại TP.HCM và các tỉnh phía nam có dịch.

Hàng hóa cho TP.HCM và các tỉnh phía nam chống dịch thế nào?

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 09/07/2021, 17:31

Cơ quan quản lý cho biết đang tăng cường cung ứng đủ nguồn hàng thiết yếu tại TP.HCM và các tỉnh phía nam có dịch.

Tại TP.HCM và tỉnh Đồng Nai từ 0 giờ ngày 9.7 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Tỉnh Bình Dương, từ ngày 21.6 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 tại thị xã Tân Uyên và TP.Thuận An; từ ngày 6.7 thực hiện tại TP.Dĩ An; từ ngày 8.7 thực hiện TP.Thủ Dầu Một; các huyện khác thực hiện theo Chỉ thị số 15.

Tại tỉnh Long An, từ 0 giờ ngày 8.7 có 5 huyện, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 là các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc và TP.Tân An; các huyện, thị xã còn lại thực hiện theo Chỉ thị số 15.

210709772_1449727205376098_8812719977111649841_n(1).jpg
Lượng hàng hóa hiện đang được tăng cường đổ về thị trường TP.HCM và các tỉnh phía nam có dịch - Ảnh: Tuyết Nhung

Tổng cục Quản lý thị trường cho biết tại TP.HCM, sáng nay (9.7) tình hình cung ứng hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích được cải thiện so với hôm qua và những ngày trước, nhưng vẫn còn thiếu hàng hóa cục bộ một số nơi tại một số thời điểm. Ở những nơi này hàng hóa được cung ứng tăng nhiều so với những ngày trước, lượng người mua cũng giảm so với chiều 7 và ngày 8.7.

Tại hệ thống siêu thị Bách Hóa Xanh, mỗi ngày có nhiều đợt hàng thực phẩm như: rau củ quả, trứng... được bổ sung nhưng chỉ sau chưa đầy 1 giờ các mặt hàng này đã hết, đến chiều tối 8.7 toàn hệ thống còn rất ít hàng thực phẩm.

Tại hệ thống siêu thị Co.opMart cũng xảy ra tình trạng thiếu hàng như Bách Hóa Xanh nhưng quy mô cung ứng hàng thực phẩm lớn hơn rất nhiều, đến tối vẫn còn bổ sung hàng hóa.

Các siêu thị AEON lượng thực phẩm tươi sống cung ứng tương đối đầy đủ, người mua đông, tuy nhiên do tuân thủ quy tắc 5K nên lượng người vào siêu thị bị hạn chế, dẫn đến tình trạng đông người phải chờ khá lâu để vào.

Các hệ thống siêu thị khác như Lotte, MM Mega Market hàng thực phẩm tươi sống cung ứng ít, mặt hàng rau củ quả, trứng, thịt cá... nhiều thời gian đứt hàng. Trong chiều 8.7 nhiều người đến siêu thị, cửa hàng tiện ích không có hàng thực phẩm tươi sống mà không mua được gì.

Một số ít chợ truyền thống còn hoạt động nhưng có sự giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng để tuân thủ nguyên tắc chống dịch 5K, nên số quầy sạp cung ứng hàng thực phẩm hoạt động ít hơn nhiều so với ngày thường trước đây, việc cung ứng cũng hạn chế.

Các mặt hàng thực phẩm chế biến khác như: gạo, mì ăn liền, bún, miến, nước mắm, nước chấm, nước tương, dầu ăn… nhu cầu tăng so với trước nhưng vẫn đủ nguồn hàng.

Tại tỉnh Đồng Nai, tối 8.7, thông tin về thực hiện Chỉ thị 16 đã khiến nhiều người đến các điểm kinh doanh mua mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng hằng ngày khiến một số cở sở kinh doanh thiếu hụt cục bộ nguồn cung cấp, giá cả nhiều mặt hàng tăng so với ngày thường.

Đến trưa nay (9.7), các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ duy trì đầy đủ hàng thực phẩm tươi sống. Tại siêu thị BigC và một vài siêu thị khác, do lượng người mua mì ăn liền tăng cao, tránh đứt nguồn cung ứng, các siêu thị bán cho mỗi người/lần không quá 2 thùng, chờ bổ sung nguồn hàng.

Tại chợ truyền thống, hàng rau củ quả, trứng thịt cung ứng đầy đủ, giá bình quân tăng 10 đến 20% so với ngày thường. Các mặt hàng phục vụ cho công tác phòng chống dịch COVID-19 như khẩu trang y tế, nước rửa tay... sức mua có tăng nhẹ so với bình thường, nguồn cung dồi dào, giá cả không thay đổi.

Các mặt hàng như gạo, đường, muối, bột ngọt, sữa dành cho trẻ em… nhu cầu tăng so với ngày thường nhưng nguồn cung dồi dào đáp ứng đầy đủ, giá cả không thay đổi.

Tại tỉnh Bình Dương, nguồn cung hàng hóa cơ bản đáp ứng đủ, các chợ truyền thống giá cả hàng hóa hàng rau củ quả, thực phẩm tươi sống tăng từ 50 - 100% từng loại so với ngày thường, nguyên nhân do một số chợ bị phong tỏa toàn bộ hoặc một phần, một số chợ tự phát và các cơ sở bán lẻ đóng cửa tạm thời, nên xảy ra tình trạng mua nhiều thực phẩm tích trữ, dẫn đến giá cả tăng.

Bài liên quan
Khởi công dự án nhà ga hàng hóa sân bay Cát Bi
Dự án đầu tư xây dựng nhà ga hàng hóa sân bay Cát Bi có tổng mức đầu tư 724 tỉ đồng, dự kiến tháng 1-2026 sẽ hoàn thành đưa vào khai thác.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng hóa cho TP.HCM và các tỉnh phía nam chống dịch thế nào?