Trong thời gian tới, TAND TP.Hà Nội sẽ xét xử một số vụ án kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận quan tâm.

Hai vụ án sẽ được đưa ra xét xử đầu năm 2021

Nhã Thanh | 03/01/2021, 14:10

Trong thời gian tới, TAND TP.Hà Nội sẽ xét xử một số vụ án kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận quan tâm.

Tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2021 (diễn ra ngày 21.12.2020 tại Hà Nội), ông Nguyễn Hữu Chính - Chánh án TAND TP.Hà Nội cho biết trong thời gian tới, TAND TP.Hà Nội sẽ xét xử một số vụ án kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận quan tâm.

Cụ thể, vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ethanol Phú Thọ, dự kiến xét xử trước Tết Nguyên đán.

TAND TP.Hà Nội cũng đã quyết định đưa ra xét xử vụ án Vũ Huy Hoàng và đồng phạm bị truy tố về tội “Vi phạm quy định quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”, "Vi phạm quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại Bộ Công Thương và Sabeco, dự kiến vào ngày 7.1.2021.

Vụ án Sabeco: Nhà nước bị thiệt hại hơn 2.700 tỉ đồng

Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, thuộc Bộ Công Thương quản lý) được giao cho khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghế, quận 1, TP.HCM) có tổng diện tích 6.080 m2 dùng để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và nộp tiền thuê đất hàng năm.

vu-huy-hoang-5601-1485170982.jpg
Ông Vũ Huy Hoàng sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 7.1 tới - Ảnh: Internet

Quá trình thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Sabeco, bị cáo Vũ Huy Hoàng, bị can Hồ Thị Kim Thoa (nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương) và bị cáo Phan Chí Dũng đã có ý kiến chỉ đạo đối với các cán bộ cấp dưới thuộc Bộ Công Thương và Sabeco trong quá trình Sabeco thực hiện các thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng và tiền của Sabeco để thành lập Công ty liên doanh Sabeco Pearl cùng với các doanh nghiệp tư nhân đầu tư thực hiện Dự án “Xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê” trên khu đất 6.080 m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng.

Khi Sabeco thực hiện xong các thủ tục pháp lý đầu tư dự án cho liên doanh Sabeco Pearl và đề nghị được UBND TP.HCM chấp thuận bổ sung chức năng officetel (mô hình kết hợp văn phòng cho thuê với khách sạn) và căn hộ ở cho dự án, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sabeco thoái toàn bộ vốn góp (chuyển nhượng vốn) của Sabeco trong dự án này cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh.

Từ đó, hoàn tất việc chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất 6.080 m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng có giá trị hơn 3.816 tỉ đồng là tài sản của Nhà nước sang tư nhân trái pháp luật, gây thất thoát, thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước với số tiền hơn 2.713 tỉ đồng.

Do bị can Hồ Thị Kim Thoa đã bỏ trốn nên Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã ra quyết định truy nã , khi nào bắt được, sẽ xem xét, xử lý sau.

Trong vụ án này, cơ quan công tố xác định hầu hết các bị cáo đều là những người ở vị trí lãnh đạo đầu ngành, cán bộ chủ chốt của Bộ Công Thương và UBND TP.HCM, có trình độ chuyên môn và hiểu biết trong lĩnh vực công tác. Tuy nhiên, vì động cơ khác nhau, các bị cáo đã vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài.

Dự án Ethanol Phú Thọ liên tục bị chậm tiến độ

Tháng 7.2007, HĐQT PetroVietnam (PVN) có nghị quyết giao Tổng giám đốc PVN xây dựng đề án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu ở phía Bắc. Tháng 9.2007, ông Đinh La Thăng (Chủ tịch HĐQT PVN) đã ký nghị quyết “chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy sản xuất Ethanol khu vực phía Bắc” với phương thức thành lập công ty cổ phần làm chủ đầu tư dự án.

dinh-la-thang.jpg
Ông Đinh La Thăng tại một phiên xét xử trước đó - Ảnh: TTXVN

Tháng 9.2008, Công ty CP Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) có quyết định phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu TK05 xây dựng nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu để sơ tuyển lựa chọn nhà thầu.

Thời điểm đó, Trịnh Xuân Thanh (Chủ tịch HĐQT PVC) đã ký văn bản gửi PVB đề nghị hạ một số tiêu chí đánh giá về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính, kinh nghiệm nhà thầu nhưng không được chấp thuận. Tiếp đó, PVC đã thành lập liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T để nộp hồ sơ dự tuyển gói thầu này.

Theo cáo trạng, mặc dù biết PVC chưa từng thực hiện dự án nào về Ethanol và tình hình tài chính đang khó khăn, ông Thăng với vai trò Chủ tịch PVN đã chủ trì nhiều cuộc họp, định hướng giao thầu cho PVC như đề nghị của Trịnh Xuân Thanh.

Trịnh Xuân Thanh biết rõ liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T không đủ năng lực thực hiện gói thầu nhưng vẫn nhận chỉ đạo từ lãnh đạo PVN để ký văn bản xin được chỉ định thầu. Cựu chủ tịch PVC còn chủ trì cuộc họp HĐQT và ban Tổng giám đốc PVC đồng ý thực hiện gói thầu; ký công văn gửi ông Thăng xin cam kết thực hiện gói thầu.

Quá trình thực hiện, do liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T không đủ năng lực nên dự án nhà máy Ethanol Phú Thọ liên tục bị chậm tiến độ. PVC sau đó cũng có báo cáo thừa nhận liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T không đủ năng lực để thực hiện dự án.

Tháng 3.2013, PVC đã đơn phương dừng thi công dự án và chưa có hạng mục nào hoàn thành. Hậu quả từ hành vi làm trái các quy định của các bị cáo trong vụ án đã gây thiệt hại với tổng số tiền hơn 543 tỉ đồng.

 

Bài liên quan
Thủ tướng: 'Tòa án phải nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra oan, sai'
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo trong năm tới, Tòa án phải nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai vụ án sẽ được đưa ra xét xử đầu năm 2021