Hải quân Mỹ sẵn sàng "dập" tàu chiến Iran hành động ngày càng hung hăng ở Vịnh Ba Tư, nên họ đang tìm một vài hệ thống tên lửa tân tiến để tăng cường hỏa lực. Và họ đã tìm được thứ họ muốn.

Hải quân Mỹ sẵn sàng “dập” tàu chiến Iran bằng... “Lửa địa ngục“

Một Thế Giới | 20/08/2015, 07:12

Hải quân Mỹ sẵn sàng "dập" tàu chiến Iran hành động ngày càng hung hăng ở Vịnh Ba Tư, nên họ đang tìm một vài hệ thống tên lửa tân tiến để tăng cường hỏa lực. Và họ đã tìm được thứ họ muốn.

Dù Iran vừa ký thỏa thuận hạt nhân, nhưng tàu chiến nước này vẫn không ngừng quấy phá hải quân Mỹ tại Vịnh Ba Tư. 
Tuần này, một tàu khu trục nhỏ Iran chĩa súng vào một trực thăng của hải quân Mỹ đang diễn tập phối hợp với tàu hỗ trợ, may mắn là tàu Iran đã không nổ súng. 
Nhưng trước đó đã có ít nhất hai lần trong năm nay, tàu tuần tra vũ trang thuộc Lực lượng phòng vệ Iran đã bắn vào các tàu buôn không được vũ trang.

Nhằm ngăn chặn hành động hung hăng từ phía Iran, việc nâng cấp hệ thống tên lửa là việc làm cần thiết để hải quân Mỹ sẵn sàng "dập" tàu chiến Iran

Kẻ địch không xứng tầm

Theo các thông tin đã được công bố, hải quân và Lực lượng phòng vệ Iran chỉ sở hữu một số ít tàu chiến thực sự, gồm  tàu ngầm, tàu hộ tống và tàu khu trục nhỏ. Phần lớn lực lượng hải quân chỉ gồm một hạm đội 200 chiếc tàu tên lửa, tàu tuần tra, tàu tấn công và thủy phi cơ.

Dù được trang bị tên lửa và hành động nguy hiểm, nhưng những tàu chiến Iran chỉ là tàu chiến loại nhỏ với lượng choán nước chỉ khoảng 70 tấn, thậm chí có chiếc chỉ có 14 tấn. So với tàu sân bay hạt nhân USS Gerald R. Ford với lượng choán nước lên đến 100.000 tấn của Mỹ thì không đáng là gì cả.

Tóm lại, tàu chiến Iran chỉ là mối đe dọa nhỏ, không đáng để Mỹ chi hàng triệu USD để trang bị tên lửa Harpoon hay Tomahawk. 
Thứ mà hải quân Mỹ cần là một hệ thống tên lửa nhỏ và rẻ hơn, có khả năng dò tìm và tiêu diệt những tàu chiến Iran và quan trọng là phải cơ động, có thể trang bị cho các tàu chiến Mỹ. Không gì phù hợp hơn tên lửa Hellfire (Lửa địa ngục).

Uy lực tên lửa Hellfire

Tuần trước, hải quân Mỹ công bố một báo cáo về việc thử nghiệm tên lửa Longbow Hellfire do công ty Lockheed Martin (LMT) cải tiến.
Trang  DefenseUpdate.com cho biết tên lửa này được thiết kế chuyên để đối phó với tàu chiến Iran.

Hải quân Mỹ cho biết sẽ trang bị tên lửa Longbow Hellfire dòng đất-đối-đất (SSMM) cho các tàu chiến đấu ven biển LCS để đối phó với các tàu chiến nhỏ Iran.

Mỗi tên lửa Hellfire có tầm bắn 5 dặm, được cài đặt chế độ tự tìm mục tiêu. Khi một mục tiêu bị radar phát hiện, tên lửa sẽ được phóng ra và dựa theo tín hiệu radar để phát hiện và tiêu diệt mục tiêu đó. 
Để kiểm tra khả năng của tên lửa, hải quân Mỹ đã có một cuộc thử nghiệm, sử dụng Hellfire tiêu diệt 8 mục tiêu là các tàu chiến nhỏ, di chuyển nhanh. Kết quả là Hellfired tiêu diệt được 7/8 mục tiêu.

Ngoài ra, Hellfire cũng được thử nghiệm về khả năng tấn công liên hoàn 3 mục tiêu là 3 tàu chiến nằm ở 3 khoảng cách khác nhau. Kết quả, 3 tàu chiến này đã bị Hellfire tiêu diệt chỉ trong vài giây.

Những tàu chiến đấu ven biển LCS vốn đã được trang bị một pháo tự động nòng 57mm và tên lửa tầm xa SeaRAM của hãng Raytheon, nay sẽ được trang bị thêm 24 tên lửa Hellfire dòng SSMM điều khiển tự động bằng hệ thống máy tính.

Ưu điểm tên lửa Longbow Hellfire  

Với việc hải quân Mỹ công bố sử dụng tên lửa Longbow Hellfirecủa Lockheed Martin trang bị cho tàu chiến mà không chọn tên lửa Griffin IIB (trang bị cho các tàu chiến đấu ven biển LCS và tàu tuần tra lớp Cyclone) của công ty vũ khí Raytheon. Bởi vì, Lockheed Martin có ưu điểm là xác định và tiêu diệt được nhiều mục tiêu cùng một lúc của tên lửa này.

Mặt dù cả loại tên lữa này đều có tầm bắn 3 dặm, đầu tên lửa có gắn đầu đạn dài 43 inch. Griffin cũng như Hellfire, được thiết kế chuyên để tấn công các tàu chiến nhỏ, di chuyển nhanh.
 Ưu điểm tên lửa Longbow Hellfire sẽ có ích khi tàu chiến Mỹ bị nhiều tàu chiến địch bao vây và hơn nữa, tầm bắn của Hellfire (có thể thay đổi lên 5 dặm). 
Theo kế hoạch, hải quân Mỹ sẽ trang bị tên lửa Hellfire cho đội tàu chiến đấu ven biển LCS 54 chiếc, mỗi chiếc được trang bị 24 tên lửa.
 Như vậy, Lockheed Martin, chứ không phải Raytheon, sẽ nhận được hợp đồng sản xuất 1.248 tên lửa với tiền ứng trước 64 tỉ USD.

Số tên lửa này sẽ được giao cho hải quân Mỹ vào cuối năm 2017.

Cẩm Bình (Theo National Interest)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hải quân Mỹ sẵn sàng “dập” tàu chiến Iran bằng... “Lửa địa ngục“