Liên quan đến vụ cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Quy Nhơn (Cục Hải quan Bình Định) gây khó dễ doanh nghiệp đăng trên Một Thế Giới, luật sư Lê Cao (Đoàn Luật sư TP.Đà Nẵng) cho rằng phía hải quan phải tiến hành đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp.

Hải Quan Bình Định gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường

Lê Đình Dũng | 13/02/2017, 19:30

Liên quan đến vụ cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Quy Nhơn (Cục Hải quan Bình Định) gây khó dễ doanh nghiệp đăng trên Một Thế Giới, luật sư Lê Cao (Đoàn Luật sư TP.Đà Nẵng) cho rằng phía hải quan phải tiến hành đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp.

Luật sư Lê Cao nói: “Chođến nay, khiđã có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền xácđịnh Chi cục Hải quan cửa khẩu (HQCK)cảng Quy Nhơn có sai phạm, có hành vi trái luật thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Luật Trách nhiệm bồi thường củanhà nước. Doanh nghiệp có thể yêu cầu bồi thường các thiệt hại như: thiệt hại thực tế, thiệt hại dotài sản bị xâm phạm, thiệt hại do thu nhập của doanh nghiệp bị mất hoặc giảm sút... Dođó, không thể chỉ tính thiệt hạiđược bồi thường chỉ là chi phí lưu kho, bởi theo chúng tôiđó chỉ là chi phí rất nhỏ so với các thiệt hại khác mà doanh nghiệp phải gánh chịu”.

>>Bình Định: Doanh nghiệp đòi Hải quan bồi thường lô hàng bị 'giam' 5 tháng

Cũng theo ông Cao, doanh nghiệp cần tổng hợp, thống kê các thiệt hại thực tế trong quá trình hàng hóa không lưu thông, các thiệt hại về lãi vay ngân hàng, thiệt hại do mất cơ hội kinh doanh, thiệt hại do hàng hóa bị hư hỏng (nếu có)...Đồng thời, pháp luật cũng quyđịnh doanh nghiệpđược bồi thườngcả chi phí thực tế doanh nghiệpđã bỏ ra trong quá trình khiếu nại, tố cáo, tham gia tố tụng đểcó được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ như: chi phí tàu xe, đi lại, ăn ở, in ấn tài liệu, gửi đơn thư trong quá trình khiếu nại, tố cáo, tham gia tố tụng...

“Như vậy, theo chúng tôi doanh nghiệp có các yêu cầu về bồi thường thiệt hại phát sinh mà doanh nghiệp phải gánh chịu là chínhđáng. Tuy nhiên cần có hồ sơ,đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại một cách có căn cứ, tập hợp những căn cứ hợp lý hợp phápđểđảm bảo việc bồi thườngđược giải quyết thuận lợi. Nếu cơ quanđã làm sai không chịu bồi thường thì có thể khởi kiện tới Tòaán có thẩm quyềnđể yêu cầu giải quyết bồi thường theo luậtđịnh”, luật sư Lê Cao cho hay.

Lô hàng của doanh nghiệp hiện vẫn đang nằm trong cảng Quy Nhơn

Như Một Thế Giới đã có nhiều bài viết, cán bộ Chi cục HQCK cảng Quy Nhơn đã có nhiều sai phạm khi làm thủ tục thông quan lô hàng dây hàn MIG Metallic của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tuệ Mẫn (13 đường số 9, KP5, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM) vào tháng 8.2016.

Khi phía hải quan có nhiều biểu hiện sai phạm, bà Trần Thị Lệ Thanh, Giám đốc công ty này đã gửi đơn khiếu nại lên các cấp trong hệ thống hải quan. Tổng cục Hải quan cũng đã có nhiều công văn chỉ đạo xử lý vụ việc.

Theo quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 do ông Nguyễn Văn Đông, Cục trưởng Cục Hải quan Bình Định ký thì đã công nhận 6/9 nội dung khiếu nại của bà Trần Thị Lệ Thanh đối với Chi cục HQCKcảng Quy Nhơn là đúng. Có 2/9 nội dung đúng một phần và 1 nội dung sai hoàn toàn.

>>Hải quan Bình Định không điều chuyển Chi cục trưởng vì ‘mới lên chức'

Hải quan tỉnh Bình Định cũng đã tiến hành xử lý kỷ luật 3 cán bộ gồm ông Bùi Xuân Bắc, Chi cục trưởng; ông Phạm Đức Long, Đội trưởng Đội thủ tục và bà Nguyễn Lê Tuyết, công chức Chi cục. Theo đó, ông Bắc và ông Long bị kỷ luật khiển trách về mặt Đảng và chính quyền. Ông Long bị mất chức đội trưởng và chuyển về phòng Tham mưu của Cục Hải quan Bình Định. Bà Nguyễn Lê Tuyết cũng bị điều chuyển về phòng Tham mưu.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan
Tổng cục Hải quan điều động, bổ nhiệm nhiều cục trưởng
Tổng cục Hải quan vừa công bố các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng hải quan các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
1 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hải Quan Bình Định gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường