Những nỗ lực nhằm đảm bảo một cuộc gặp mặt sớm giữa các quan chức quốc phòng Mỹ - Trung Quốc cho thấy cách cả hai bên coi kênh quân sự là cách tối thiểu để xoa dịu căng thẳng.

Hai ông Biden, Tập Cận Bình và việc xoa dịu căng thẳng Mỹ - Trung

Hoàng Vũ | 26/11/2021, 11:58

Những nỗ lực nhằm đảm bảo một cuộc gặp mặt sớm giữa các quan chức quốc phòng Mỹ - Trung Quốc cho thấy cách cả hai bên coi kênh quân sự là cách tối thiểu để xoa dịu căng thẳng.

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở giai đoạn căng thẳng trong khi cả hai lại thiếu các kênh giải quyết khủng hoảng. Phát biểu tại một diễn đàn ở Singapore hồi tháng 7 nhân chuyến thăm Đông Nam Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố Mỹ muốn có quan hệ ổn định và xây dựng với Trung Quốc nhưng cũng không ngại đối đầu nếu lợi ích bị xâm phạm.

Tuy vậy người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ cũng phê phán cách hành xử của Bắc Kinh với Đài Loan, bác bỏ các yêu sách chủ quyền và hàng hải vô lý Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông, lên án các chính sách mà ông cho là không phù hợp tại Tân Cương. Động thái ấy đã khiến Trung Quốc “nóng mặt” và lập tức đáp trả bằng những lời chỉ trích.

biden-tap.png
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm trực tuyến hôm 15.11 - Ảnh: Reuters

Nhiều quan chức Mỹ cho biết Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực sắp xếp một cuộc họp của các quan chức quốc phòng hàng đầu, gồm cả sự tham gia Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, vào trước cuối năm nay.

Với việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thắt chặt quyền lực, ông Austin được cho là sẽ tìm cách xây dựng quan hệ với các quan chức cốt cán của đảng Cộng sản Trung Quốc, những người thân cận của ông Tập.

“Trung Quốc coi trọng sự phát triển quan hệ giữa quân đội hai nước và sẵn sàng duy trì trao đổi và hợp tác với Mỹ”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nói với các nhà báo hôm 25.11.

Trong khi đó, các quan chức Mỹ cho biết trong cuộc hội đàm trực tuyến diễn ra vào tuần trước, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đã tìm cách thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và ngăn chặn những hiểu lầm dẫn đến một cuộc đụng độ giữa hai quốc gia. Do đó, một cuộc họp giữa các quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc sẽ đánh dấu một bước cụ thể hướng tới mục tiêu này.

Nikkei nhận định sự cạnh tranh về trí tuệ nhân tạo, hệ thống chiến đấu dựa trên thuật toán và các tiến bộ công nghệ khác chỉ được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình ra quyết định quân sự, để lại một cơ hội hẹp hơn cho Mỹ và Trung Quốc trong việc ngăn chặn một cuộc đụng độ “tiềm tàng” thành xung đột chính thức. Liên lạc nhanh chóng giữa các cơ sở quốc phòng giữa hai cường quốc này sẽ rất quan trọng để tránh những cuộc khủng hoảng như vậy xảy ra trong tương lai.

Theo nhiều đồn đoán của giới phân tích quân sự, hiện Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloy Austin rất muốn gặp Hứa Kì Lượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc hơn là gặp người đứng đầu bộ quốc phòng. Ông Hứa về cơ bản phụ trách các hoạt động hằng ngày của quân đội Trung Quốc. Ông Hứa được cho là người có quan hệ gần gũi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và có sức ảnh hưởng hơn Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa.

Trước đó, Lầu Năm Góc cho biết Bắc Kinh liên tục từ chối tổ chức cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin với Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Hứa Kỳ Lượng với lý do "không đồng cấp". Bắc Kinh muốn ông Austin gặp ông Ngụy Phượng Hòa vì hai người đều là bộ trưởng quốc phòng. Song Mỹ lại chỉ xem người đồng cấp của ông Austin là tướng Hứa và cho rằng cuộc gặp với ông Hứa mới thực sự quan trọng, có ý nghĩa.

Trung Quốc hiện mong muốn tránh một cuộc đụng độ ngẫu nhiên với Mỹ. "Bắc Kinh muốn tạo ra một cơ chế đối thoại liên quan đến an ninh giữa Trung Quốc và Mỹ”, Nikkei dẫn một nguồn thạo tin về hoạt động của quân đội Trung Quốc.

Tuy nhiên, cả hai bên dường như vẫn đang đề phòng nhau. Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ trong tuần này đã thông báo rằng tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Milius đã đi qua eo biển Đài Loan hôm 23.11. Bên cạnh đó, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang gia tăng ở Biển Đông do những yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.

Bài liên quan
Cuộc chuyển giao quyền lực sóng gió: Ông Biden và ông Trump đối đầu kịch liệt về Ukraine
Quá trình chuyển giao quyền lực giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, với bất đồng sâu sắc về chính sách đối ngoại, đặc biệt là vấn đề Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai ông Biden, Tập Cận Bình và việc xoa dịu căng thẳng Mỹ - Trung