Theo báo cáo của Sở NN - PTNT Hà Tĩnh, từ tháng 12.2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh này đã có hơn 1.300 con lợn và 41 con trâu, bò bị bệnh lở mồm long móng. Số lợn bị bệnh này đã được tiêu hủy để tránh dịch bệnh lây lan rộng.

Hà Tĩnh: Uỷ ban tỉnh phê bình Sở Nông nghiệp vì để 1.300 con lợn mắc bệnh

Quang Cường | 08/01/2019, 16:45

Theo báo cáo của Sở NN - PTNT Hà Tĩnh, từ tháng 12.2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh này đã có hơn 1.300 con lợn và 41 con trâu, bò bị bệnh lở mồm long móng. Số lợn bị bệnh này đã được tiêu hủy để tránh dịch bệnh lây lan rộng.

Ổ dịch lở mồm long móng gia súc đầu tiên tại Hà Tĩnh được phát hiện ngày 1.12.2018, tại xã Kỳ Văn (huyện Kỳ Anh). Từ nửa cuối tháng 12.2018 đến nay, dịch bệnh phát sinh tại các huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Khê, Hương Sơn và Đức Thọ.

Tính đến ngày 8.1, cả tỉnh có 1.309 con lợn bị chết hoặc mắc bệnh phải tiêu hủy trên tổng đàn lợn hiện có khoảng gần 500.000 con (chiếm 0,26% tổng đàn lợn) và 41 con trâu bò mắc bệnh trên tổng đàn gần 300.000 con (chiếm 0,014% tổng đàn trâu bò).

Nguyên nhân bùng phát bệnh lở mồm long móngtại Hà Tĩnh được các cơ quan chuyên môn nhận định do ảnh hưởng từ các ổ dịch ở tỉnh khác qua đường vận chuyển theo QL1A và đường Hồ Chí Minh; nguồn dịch phát sinh trực tiếp tại chỗ.

Bên cạnh đó, thời tiết trong thời gian vừa qua có sự biến đổi phức tạp, mưa lạnh, ẩm thấp,đặc biệtđợt rét đậm, rét hại trong tháng 12.2018 và đầu tháng 1.2019 làm sức đề kháng của vật nuôi giảm. Nhiệt độ thấp đột ngột và mưa, ẩm kéo dài là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh truyền nhiễm phát sinh, lây lan, nhất là đối với dịch bệnh lở mồm long móng.

Người dân mua gia súc không rõ nguồn gốc từ nơi khác về và các hoạt động mua, bán gia súc trên địa bàn không kiểm soát được dịch bệnh.

Khi phát hiện lợn mắc bệnh, một số hộ chăn nuôi không báo cáo với cơ quan chuyên môn và chính quyền mà tự mua vắc xin tiêm vào đối tượnglợn mắc bệnh và lợn chưa biểu hiện triệu chứng, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh và tăng số lương lợn bị chết.

Cán bộ Chi cục chăn nuôi và thú y kiểm tra đàn bò nhiễm bệnh lở mồm long móng.

Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y (Sở NN-PTNT Hà Tĩnh) cho biết: “Sau khi triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay dịch bệnh đã được kiểm soát bước đầu. Ổdịch tại xã Kỳ Văn đã qua 21 ngày, các ổ dịch phát sinh trên đàn trâu bò đến nay đã khỏi triệu chứng không phát sinh mới, phần lớn số lợn mắc bệnh tại các xã có dịch đã được xử lý tiêu hủy.

Đến ngày 8.1, trên địa bàn Hà Tĩnh hiện còn 100 con lợn có triệu chứng lâm sàng đang phân loại xử lý. Số trâu, bò mắc mắc bệnh đã khỏi triệu chứng lâm sàng”.

Liên quan đến việc xử lý dịch bệnh lở mồm long móng, cuối tháng 12.2018, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản phê bình Sở NN - PTNT vì thiếu kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng chống, để dịch lở mồm long móng gia súc xảy ra trên địa bàn.

Tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Sở NN-PTNT kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đến ngày 8.1, trên địa bàn Hà Tĩnh hiện còn 100 con lợn có triệu chứng lâm sàng đang phân loại xử lý.

Để triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch lở mồm long móngcó hiệu quả, bảo vệ người chăn nuôi, góp phần bình ổn thị trường thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 sắp tới, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xuất cấp 50.000 liều vắc xin lở mồm long móngtýp O từ nguồn dự trữ quốc gia để tiêm phòng cho trâu bò, lợn vùng dịch và khu vực liên quan nhằm ngăn chặn, không để dịch lây lan ra diện rộng.

Tin, ảnh: Quang Cường
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Tĩnh: Uỷ ban tỉnh phê bình Sở Nông nghiệp vì để 1.300 con lợn mắc bệnh