Trong các đợt khảo sát điền dã vừa qua tại các huyện Nghi Xuân và Lộc Hà, các nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Hà Tĩnh đã sưu tầm được 35 cổ vật có giá trị thuộc nhiều loại hình, niên đại khác nhau.

Hà Tĩnh: Phát lộ nhiều cổ vật 2.000 năm tuổi

Quang Cường | 30/11/2017, 10:55

Trong các đợt khảo sát điền dã vừa qua tại các huyện Nghi Xuân và Lộc Hà, các nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Hà Tĩnh đã sưu tầm được 35 cổ vật có giá trị thuộc nhiều loại hình, niên đại khác nhau.

Theo thông tin từ Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, nhóm cổ vật được phát hiện gồm công cụ lao động bằng đồng như rìu xòe cân, thuổng, rìu lưỡi xéo, là những hiện vật đặc trưng của văn hóa Đông Sơn. Những hiện vật này được người dân phát hiện tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân và các vùng lân cận di chỉ khảo cổ học Phôi Phối – Bãi Cọi. Đây lànơi giao lưu giữa văn hóa Sa Huỳnh và Đông Sơn ở cực bắc Việt Nam.

Theo nhận định ban đầu, các hiện vật nàycó niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 năm.

Nhóm hiện vật là công cụ lao động

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng sưu tầm được các cổ vật là đồ dùng sinh hoạt bằng gốm có niên đại thời Trần, Lê và Nguyễn. Các hiện vật này gồm bát, đĩa, thạp, bình, bình vôi được tráng men trắng vẽ lam, men ngà, men rạn, ngọc bích, nâu, phần lớn còn nguyên vẹn.

Đặc biệt, trong số này có hiện vật giá trị là một chiếc đĩa tráng men ngọc, ở giữa lòng đĩa trang trí hoa sen nhiều cánh đều nhau đặc trưng thời Trần; một chiếc bình có nắp men ngà thời Lê đượcphát hiện tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà.

Nhóm hiện vật là đồ dùng sinh hoạt

Theo nhận định của các nhà chuyên môn thuộc Bảo tàng Hà Tĩnh, toàn bộ cổ vật sưu tầm được trong đợt này có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ; giúp các nhà khảo cổ, bảo tàng có bằng chứng nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Nghi Xuân và Lộc Hà.

Bảo tàng Hà Tĩnh đang tiến hành thẩm định, hoàn thiện hồ sơ khoa học và pháp lý để bổ sung vào kho hiện vật, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Tin, ảnh: Quang Cường
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Tĩnh: Phát lộ nhiều cổ vật 2.000 năm tuổi