Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, lãnh đạo TP.Hà Nội cho biết sẽ nâng mức cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch CO ID-19 lên mức cao nhất.

Hà Nội nâng cảnh báo bùng phát dịch COVID-19 lên mức cao nhất

Tuyết Nhung | 29/04/2021, 22:49

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, lãnh đạo TP.Hà Nội cho biết sẽ nâng mức cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch CO ID-19 lên mức cao nhất.

Tại cuộc họp về vấn đề phòng chống dịch COVID-19 tại Hà Nội chiều nay 29.4, ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Tại các nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn gia tăng như: Thái Lan, Malaysia, đặc biệt là Campuchia và Lào ghi nhận số mắc ngoài cộng đồng tăng trong thời gian gần đây. Đây lại là các nước có đường biên giới tiếp giáp nhiều với Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nhập cảnh trái phép vào nội địa và nguy cơ dịch bệnh theo đó cũng xâm nhập.

d085dbfe-7f76-476a-8e29-908921038946.jpeg
Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chử Xuân Dũng chủ trì cuộc họp - Ảnh: TN

Liên quan đến các ca bệnh trong nước mới đây, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh lưu ý: "Vấn đề cách ly tập trung, nếu làm không nghiêm thì nguy cơ rất cao lây ra cộng đồng, như trường hợp ở Yên Bái là một ví dụ điển hình khi lây sang nhân viên khách sạn. Trường hợp ở Hà Nam đang điều tra nên Sở đề xuất phải thực hiện rất nghiêm ở khu cách ly tập trung nhất là khách sạn, phải lấy thông tin để điều tra, đôn đốc…". 

Tại Hà Nội, từ ngày 26 đến ngày 29.4 đã ghi nhận thêm 4 ca mắc mới là người từ nước ngoài về được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Đặc biệt, trong tuần ghi nhận 1 trường hợp F1 liên quan đến trường hợp dương tính tại Hà Nam là nam. Theo đó, trong giai đoạn 4 (từ 27.1 đến nay) Hà Nội có 54 ca mắc.

Về tiêm vắc xin, đợt 1 đã tiêm cho 8.574 người, hiện tại các trường hợp này sức khỏe đều bình thường. Đợt 2 bắt đầu tiêm từ ngày 19.4 đến nay đã tiêm được 54.537 người, trên số đối tượng dự kiến là 53.350 người (đạt tỷ lệ 102,2%).

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, Sở đã có văn bản chỉ đạo toàn bộ hệ thống y tế trong và ngoài công lập trên địa bàn và CDC Hà Nội, các trung tâm y tế trong tình trạng sẵn sàng đáp ứng cơ số thuốc, máy thở, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao… để điều trị cho những bệnh nhân nghi ngờ, lây nhiễm. Với tinh thần chung của Bộ Y tế, các ca F0 sẽ chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và sẽ có phân bổ bệnh nhân nếu quá tải. 

Trước tình trạng trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố - ông Chử Xuân Dũng khẳng định tình hình dịch bệnh trên thế giới nhất là tại Ấn Độ đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca mắc mới và ca tử vong tăng lên hàng ngày. 

Phó Chủ tịch tái khẳng định, dịch tại các nước có đường biên giới gần Việt Nam như: Lào, Campuchia, Thái Lan có xu hướng phức tạp. Đặc biệt, những ngày gần đây, các tỉnh đã xuất hiện ca bệnh ngoài cộng đồng như: Yên Bái, Hà Nam. Riêng ca bệnh tại Hà Nam, 4 trường hợp F1 của ca bệnh này đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. 

“Theo thông báo sơ bộ, hiện có 32 trường hợp F1 của chùm ca bệnh này. Hà Nội ở thời điểm này đã xác định được 2 trường hợp F1”, Phó Chủ tịch cho biết. 

Sau khi phân tích thêm về trường hợp ca bệnh tại Hà Nam, Phó Chủ tịch lưu ý: "Chúng ta cần tập trung rất cao cho công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố. Nâng mức cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh lên mức độ cao nhất để ban chỉ đạo các địa phương tập trung chỉ đạo".

Phó Chủ tịch UNBD TP.Hà Nội đề nghị các sở ngành, đơn vị quyết liệt thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế. Đặc biệt tại các trường học, bệnh viện, nơi công cộng, sân bay, khu vực di tích… cần thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang.

Ông cho biết thêm, hiện nay, Hà Nội đã tạm dừng không gian Phố đi bộ và một số lễ hội. Tuy nhiên, đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao các địa phương phải chỉ đạo quyết liệt việc tạm dừng sự kiện đông người nếu không cần thiết. Siết chặt hơn nữa công tác phòng dịch trong các hoạt động tập trung đông người. 

“Trong các ngày nghỉ, đề nghị các cơ quan chức năng, Ban chỉ đạo địa phương tăng cường việc xử phạt cá nhân, tổ chức thực hiện không nghiêm túc công tác phòng chống dịch bệnh. Đây là yêu cầu rất quan trọng”, Phó Chủ tịch nhấn mạnh.

Ông cũng cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh khai báo y tế. Yêu cầu 100% các địa điểm phải đăng ký và đảm bảo an toàn COVID-19, đặc biệt là trường học, bệnh viện, sân bay, đơn vị vận tải. Đối với công tác đảm bảo an toàn tại khu vực cách ly, Phó Chủ tịch yêu cầu phải quản lý chặt, không để tình trạng lây chéo trong khu cách ly, lây từ khu cách ly ra bên ngoài như trường hợp ở Yên Bái và Hà Nam vừa qua. 

Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu quản lý thật chặt việc di chuyển đến Hà Nội, đặc biệt là sau 4 ngày nghỉ lễ, tiếp tục triển khai sâu rộng, phát giác những người nhập cảnh trái phép và xử lý thật nghiêm trường hợp vi phạm; rà soát, quản lý nhân khẩu tại địa phương; rà soát các trường hợp liên quan đến ca bệnh tại Hà Nam.

Đặc biệt là chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất, năng lực để đối phó với dịch bệnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, không để tình trạng người dân chủ quan, lơ là...

Bài liên quan
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam: Nhiều di tích ở Hà Nội mở cửa miễn phí
Nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11, hàng loạt di tích lịch sử ở Hà Nội thông báo mở cửa miễn phí đón tiếp du khách tới tham quan.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội nâng cảnh báo bùng phát dịch COVID-19 lên mức cao nhất