Theo nghị định mới - Nghị định 04/2017/NĐ-CP, mức bảo lãnh chính phủ đã giảm từ 80% tổng mức đầu tư của chương trình, dự án xuống còn không vượt quá 70%, tùy theo cấp độ quan trọng của chương trình, dự án.

Hạ mức bảo lãnh Chính phủ từ 80% xuống còn 70%

tuyetnhung | 01/03/2017, 18:53

Theo nghị định mới - Nghị định 04/2017/NĐ-CP, mức bảo lãnh chính phủ đã giảm từ 80% tổng mức đầu tư của chương trình, dự án xuống còn không vượt quá 70%, tùy theo cấp độ quan trọng của chương trình, dự án.

Ngày 1.3, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề với nội dung thông tin về Nghị định số 04/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16.1.2017 thay thế Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16.2.2011 về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.

Tại buổi họp báo, ông Hoàng Hải - Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, hầu hết các khoản bảo lãnh của Chính phủ là dành cho dự án của khối doanh nghiệp nhà nước, đây là những dự án lớn, được đánh giá có ý nghĩa lớn về chính trị - xã hội.

Một số dự án được Chính phủ bảo lãnh nợ như: Dự án Xi măng Hạ Long, Xi măng Đồng Bành, Nhà máy Giấy Phương Nam… Trong khi đó, những doanh nghiệp được Chính phủ cấp bảo lãnh nhiều nhất là: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines),…

Không tiết lộ rõ mức bảo lãnh từng đơn vị trên nhưng ông Hải cho biết các doanh nghiệp này bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh thì còn nhiệm vụ chính trị được giao.

Theo nghị định mới - Nghị định 04/2017/NĐ-CP, mức bảo lãnh chính phủ đã giảm từ 80% tổng mức đầu tư của chương trình, dự án xuống còn không vượt quá 70%, tùy theo cấp độ quan trọng của chương trình, dự án.

Đồng thời tối đa 70% đối với các dự án cấp bách được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư; tối đa 60% đối với các dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỉ đồng trở lên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đâu tư, và tối đa 50% đối với các dự án khác.

Giá trị tài sản thế chấp được quy định rõ với mức tối thiểu bằng 120% trị giá gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Các mức phí bảo lãnh đã được điều chỉnh lại mới mức phí tối thiểu tăng từ 1,5%/năm trên số dư nợ được bảo lãnh lên 2%/năm; đồng thời bổ sung thêm hệ số năng lực tài chính của doanh nghiệp vào yếu tố tính phí bảo lãnh.

Lý giải về nghị định mới này, ông Hoàng Hải cho rằng trước kianền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đã là nước phát triển trung bình, điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay phát triển như ODA hay IDA ngày càng khó khăn và hạn chếnên quan điểm tiếp cận nợ công cũng cần phải thay đổi. Các doanh nghiệp cần phải tự đối mặt với những khó khăn tài chính của mình, thay vì mong dựa vào Nhà nước.

Hơn nữa, quyết định này cũng nhằm giảm tỷ trọng nợ của bảo lãnh Chính phủ trong nợ công, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn khác từ ngân hàng, các định chế tài chính nước ngoài thay vì bảo lãnh Chính phủ.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hạ mức bảo lãnh Chính phủ từ 80% xuống còn 70%