Hám Sơn (1546-1623) là một đại sư Phật giáo trong Thiền tông và Tịnh độ tông. Ông được mệnh danh là một trong bốn vị "thánh tăng" đời nhà Minh (Trung Hoa) (ba vị còn lại là Tử Bá hiệu Ðạt Quán, Liên Trì và Ngẫu Ích). Sư Hám Sơn là người để lại rất nhiều bài giảng dành cho mọi tầng lớp trong xã hội bấy giờ.

GS Nguyên Phong phóng tác tự truyện đại sư Hám Sơn, người khai sáng Thiền tông, Tịnh độ tông

01/08/2020, 08:28

Hám Sơn (1546-1623) là một đại sư Phật giáo trong Thiền tông và Tịnh độ tông. Ông được mệnh danh là một trong bốn vị "thánh tăng" đời nhà Minh (Trung Hoa) (ba vị còn lại là Tử Bá hiệu Ðạt Quán, Liên Trì và Ngẫu Ích). Sư Hám Sơn là người để lại rất nhiều bài giảng dành cho mọi tầng lớp trong xã hội bấy giờ.

Sinh thời, đại sư Hám Sơn thường ví cuộc đời như là “cõi mộng”. Trong đó, phần lớn con người chỉ như là những cái bóng chập chờn say mê đuổi bắt những trò hư ảo như tiền tài, địa vị, danh vọng, thế lực.

Cuốn sách được GS. John Vu – Nguyên Phong và Hòa thượng Thích Hằng Đạt phóng tác từ ấn bản tiếng Anh “A Buddhisst Master in Dreamland” của Charles Luk, vốn là bản dịch tiếng Anh của “Hám Sơn Đại sư Mộng du tập”, và “Chan Master Han Shan’s Autobiography” của Lu Kuan Yu, là bản dịch từ cuốn “Hám Sơn Lão nhân Tự sự Niên phổ”. Để có được một ấn bản hoàn chỉnh về cuộc đời đại sư Hám Sơn, GS. John Vu – Nguyên Phong và Hòa thượng Thích Hằng Đạt đã tham cứu nhiều tài liệu khác như “A Buddhist Leader in Ming China”, “The Life and Thought of Han Shan Te Ch’ing” của Sung Pen Hsu, “The Renewal of Buddhism in China” của Chu-Hung và “Buddhism in China, A Historical Survey” của Kenneth Ch’en.

“Đường mây trong cõi mộng” không chỉ ghi chép đầy đủ cuộc đời của Đại sư Hám Sơn mà còn tập hợp 35 bài khai thị của ông – những bài khai thị đã đem lại nhiều lợi lạc cho đại chúng, trong đó có nhiều tầng lớp người dân, tăng nhân, vua chúa.

Không phải ngẫu nhiên mà Đại sư Hám Sơn được người đời tôn vinh là một trong bốn vị “thánh tăng” đời nhà Minh (Trung Quốc). Lúc sinh thời, Đại sư là người có công lớn trong việc hoằng pháp Phật giáo Trung hoa, giảng giải, in ấn kinh sách, cứu đói dân nghèo. Việc giảng pháp của ngài lúc bấy giờ được đệ tử kể lại: “Chung quanh vùng ấy chưa nghe chánh pháp, nhưng khi ngài về ở không bao lâu, trẻ thơ ba tuổi đều biết niệm Phật”. Việc giảng pháp của ngài cũng vang danh đến mức khiến Từ Thái Hậu (nhà Minh) phải quy y, xin làm đệ tử”.

Tuy vậy, cuộc đời của đại sư Hám Sơn cũng trải qua nhiều biến cố, trong đó có việc đại sư bị vương triều nhà Minh vu oan và ép cung, bắt hoàn tục và lưu đày trong 18 năm ròng rã. Dẫu vậy, Đại sư vẫn một lòng hành Phật sự, vẫn không ngừng công việc giảng pháp, chú giải và in ấn kinh sách Phật giáo, trùng tu tổ đình, hóa giải oan nghiệt ở nhiều nơi như Quảng Châu, Quảng Đông…

Năm 1622, đại sư Hám Sơn đã đến Tào Khê, trùng tu Tổ đình Thiền tông (nơi Lục Tổ Huệ Năng đã từng hoằng pháp), tu tập và giảng pháp tại đó đến lúc mất. Cuộc đời Đại sư để lại nhiều bài học quan trọng, đáng để mọi người - không chỉ với giới Phật tử - suy ngẫm và học hỏi.

Đến nay, những bài khai thị của đại sư Hám Sơn vẫn còn mang lại nhiều giá trị cho những người tu hành theo Thiền Tông và Tịnh Độ tông. Trong bài khai thị về Tịnh độ, ngài viết: “Tham cứu thiền rất khó ngộ, mà niệm Phật lại dễ thành. Nếu như tâm thiết tha vì sinh tử, dùng thâm tham cứu mà niệm Phật, thì lo gì một đời không cắt được sinh tử!”.

Cuốn sách “Đường mây trong cõi mộng” kể về cuộc đời đại sư Hám Sơn cũng để lại nhiều giá trị về mặt lịch sử cho bạn đọc, đặc biệt trong những buổi đầu triều đại nhà Minh. Cuốn sách cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về bối cảnh đương thời, nơi sự phức tạp của chính trị nhiễu nhương không thể chỉ cảm nhận bằng những thành tựu nhìn được ngay trước mắt.

Nối tiếp “Đường mây trên đất hoa” là tự truyện của một vị danh sư khác của Trung Hoa là Thiền sư Hư Vân, tác phẩm “Đường mây trong cõi mộng” viết về cuộc đời hoằng pháp đầy gian nan nhưng hào hùng của Đại sư Hám Sơn. Các bài giảng của ngài là cơ hội cho những bạn đọc mong mỏi có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về Phật giáo Trung Hoa và con đường tu hành tinh tấn của các vị tăng sĩ, tiền nhân, để tìm kiếm cho mình sự giác ngộ. Cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo quý báu cho những ai đang nghiên cứu về Phật pháp và lịch sử Trung Hoa. Cuốn sách còn là nguồn động viên, cổ vũ to lớn cho những Phật tử đang đi trên con đường tìm kiếm và giữ gìn chánh pháp.

Dịch giả Nguyên Phong (Vũ Văn Du) du học ở Mỹ từ năm 1968, tốt nghiệp cao học Sinh vật học, Điện toán. Ông từng là một kỹ sư cấp cao tại Boeing trong hơn 20 năm, một nhà khoa học tại Đại học Carnegie Mellon và Đại học Seeattle.

Nguyên Phong là tác giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông, chuyển thể từ nhiều tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị tinh thần từ phương Đông. Trong số đó có thể kể: Hành trình về Phương Đông, Muôn kiếp nhân sinh, Dấu chân trên cát, Đường mây trong cõi mộng, Ngọc sáng trong hoa sen, Hoa sen trên tuyết, Hoa trôi trên sóng nước, Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng, Trở về từ xứ tuyết, Minh triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết…

Trí Việt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
GS Nguyên Phong phóng tác tự truyện đại sư Hám Sơn, người khai sáng Thiền tông, Tịnh độ tông