Theo TS Đặng Hoàng Giang - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng (CECODES), tư duy sống độc thân là một thứ vô cùng nguy hiểm mà giới trẻ bây giờ không nên lấy làm tôn chỉ sống của mình.

Giới trẻ không nên lấy tư duy độc thân làm tôn chỉ sống

Thu Anh, Thanh Tâm | 10/10/2016, 11:33

Theo TS Đặng Hoàng Giang - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng (CECODES), tư duy sống độc thân là một thứ vô cùng nguy hiểm mà giới trẻ bây giờ không nên lấy làm tôn chỉ sống của mình.

Vào đầu tháng 10, bên lề Hội sách Hà Nội 2016 được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long, buổi tọa đàm “Thanh niên Việt nên làm gì?” (nhân dịp ra mắt tác phẩm Trai nước Nam làm gì? của tác giả Hoàng Đạo Thúy) đã thu hútrất nhiều bạn trẻ tới tham dự.

Nền tảng gia đình bị lung lay do… “ly hôn xanh”

Trao đổi tại buổi tọa đàm, Đinh Trần Tuấn Linh (“cha đẻ” của nhân vật Lê Bích, kỹsư công nghệ, họa sĩ 3D, cây viết tự do) chia sẻ: “Tôi có may mắn được tiếp xúc với rất nhiều phụ nữ trẻ và một điều không thể phủ nhận, phụ nữ Việt Nam cực kỳgiỏi. Nhưng thứ màhọ mang theo khi tới gặp chúng tôi hầu như là sự thất vọng về đàn ông. Quả thật, có một sự thất vọng về độ chây ì, nói mà không làm, nói và làm không đi đôi với nhau của đàn ông”.

Đọc Trai nước Nam làm gì?của Hoàng Đạo Thúy, đa phần bạn đọc đều nhận thấynăm 1943 là một năm mà cả trong và ngoài nước đều đang xảy ra những biến động vô cùng khủng khiếp. Trong bối cảnh rực lửa và dòng chảy lịch sử đang thay đổi, cụ Hoàng Đạo Thúy lại nói với thanh niên Việt Nam là cần phải lấy vợ vì theo cụ, hôn nhân và gia đình là nền tảng của xã hội.

Nhìn dưới góc độ hiện tại, TS Đặng Hoàng Giang - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng (CECODES) cho rằng lời khuyên này không còn mang tính thời sự. Trái lại, nhiều người bây giờ lại chọn cho mình cách sống không cần phải lập gia đình và có con. Đó không phải là quan điểm duy nhất để người ta có thể sống cuộc sống của mình.

Tuy nhiên, TS Đặng Hoàng Giang lại đưa ra khuyến cáo: “Sống độc thân là một thứ vô cùng nguy hiểm. Đó là tư duy mà tôi nghĩ giới trẻ bây giờ không nên lấy làm tôn chỉ sống của mình nữa. Vẫn biết gia đình là nền tảng của xã hội, một tế bào cơ bản nhưng một trong những khủng hoảng của xã hội hiện nay chính là nền tảng gia đình đang bị lung lay. Tỉ lệ ly hôn đang rất cao, đặc biệt là xu hướng “ly hôn xanh” – ly hôn quá sớm”.

Nhìn chung, quan điểm về hôn nhân của giới trẻ đang là một vấn đề lớn cần được bàn bạc một cách thẳng thắn. Một số bạn trẻ chọn cho mình một cuộc sống hôn nhân quá sớm nhưng có những người lại đi theo “xu hướng” độc thân.

Các diễn giả trong buổi tọa đàm - Ảnh: Thanh Tâm

Tư duy vật chất… làm mất giá trị con người

Theo TS Đặng Hoàng Giang, chúng ta không nên kỳthị những người sống độc thân. Họ có rất nhiều sở thích khác hoặc chưa tìm được người bạn đời phù hợp. Nhưng trong cuộc sống hiện nay, các bạn trẻ đang ngày một xa hoa, sở hữu những vật dụng xa xỉ. Ngày nay, có vẻ chúng ta đang phụ thuộc quá nhiều vào đồng tiền và điều này đang làm mất dần đi giá trị của con người.

Theo các chuyên gia, đàn ông thường hỏi: “Bao giờ dự án thành công, dự án này có tiềnkhông?”; còn phụ nữ lại hỏi: “Bao giờ thì trở nên giàu có?”. Xã hội hiện đại đang gặp phải vấn đề làmuốn kiếm tiền nhanh. Chính vì thế, chúng ta có thể thấy nhan nhản các khóa học làm giàu, tư duy triệu phú.

“Chính những tư duy thiên về vật chất khiến thanh niên Việt Nam đang xuất hiện tình trạng chây ì, xa hoa. Chúng ta cần cảnh tỉnh bản thân, đừng nghĩ tới những gì cao xa mà hãy làm tốt nhất những gì mình đang có trong tay”, tác giả Tuấn Linh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, để thanh niên Việt Nam làm tốt những gì mình đang có không phải là một điều dễ dàng khi đa phần các chuyên gia đều cho rằng trong xã hội hiện nay đang xuất hiện 2 nhóm thanh niên: một nhóm ở thành phố cho rằng mình tiến bộ hơn và cho phép bản thân coi thường nhóm còn lại dẫn tới tình trạng hai bên đổ lỗi cho nhau. Và sự khác biệt này hiện đang tồn tại trong chính xã hội Việt Nam hiện đại.

“Để đất nước phát triển, hai nhóm này cần phảigiúp đỡ lẫn nhau nhưng trái ngang thay khi hiện nay chưa có hoạt động nào làm được việc này, kể cả Đoàn Thanh niên”, tác giả Tuấn Linh chia sẻ.

Năm 1943, Hoàng Đạo Thúy viết cuốn sách 10 chương mang tên Trai nước Nam làm gì? như để trao cho thanh niên cùng thời một lời kêu gọi, một cương lĩnh sống. Đó là thời kỳ của những dòng chảy dữ dội trong và ngoài nước. Trước đó hơn một năm, Việt Minh cho phổ biến rộng rãi trong dân chúng văn kiện chương trình Việt Minh, nhấn mạnh tới những mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, làm cho nước Việt Nam độc lập và dân Việt tự do.

Đầu năm đó, Liên Xô bao vây 22 sư đoàn Đức ở Stalingrad, giết chết và bắt sống gần 400 nghìn lính Đức, đánh dấu bước chuyển cục diện của chiến tranh thế giới thứ II. Sau đó một tháng, ở Ấn Độ, Mohandas Gandhi tuyên bố tuyệt thực trong nhà tù của thực dân Anh.

(…) Giờ đây, điều mà thanh niên Việt cần tự vấn là liệu mục đích của cuộc đời có phải là đi cáp treo lên Phan để selfie hay không, hay là để tạo ra một xã hội công bằng và hài hòa với thiên nhiên. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta ngưng lại một chút cơn sốt học thành triệu phú, học thành thông minh kiểu Do Thái, hay chạy theo 28 bí quyết dạy con của người Nhật, và nhìn lại và học hỏi từ những giá trị mà Hoàng Đạo Thúy đã đề xướng từ cách đây hơn 70 năm…”.

Đặng Hoàng Giang, tác giả “Bức xúc không làm ta vô can”

Thanh Tâm - Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giới trẻ không nên lấy tư duy độc thân làm tôn chỉ sống