Giới khoa học quốc tế kêu gọi cần có một cuộc điều tra khác về nguồn gốc COVID-19 mà không nhất thiết phải có sự tham gia của Trung Quốc.

Giới khoa học quốc tế yêu cầu điều tra lại nguồn gốc COVID-19

Hoàng Vũ | 08/04/2021, 11:47

Giới khoa học quốc tế kêu gọi cần có một cuộc điều tra khác về nguồn gốc COVID-19 mà không nhất thiết phải có sự tham gia của Trung Quốc.

Theo hãng tin Reuters, trong một bức thư ngỏ ngày 7.4, 24 nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu từ châu Âu, Mỹ, Úc và Nhật Bản cho rằng cuộc điều tra chung giữa nhóm chuyên gia quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu với Trung Quốc đã bị "nhuốm màu chính trị".

Jamie Metzl, thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu của Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), người đã soạn thảo bức thư, cho biết các chuyên gia quốc tế đã "nhượng bộ" để có được sự hợp tác từ Bắc Kinh khi tiến hành cuộc điều tra kéo dài 1 tháng ở Vũ Hán hồi đầu năm nay.

Bức thư nhấn mạnh rằng kết luận điều tra căn cứ vào các nghiên cứu không công bố của Trung Quốc, trong khi các hồ sơ và mẫu sinh học quan trọng "vẫn không thể tiếp cận được".

Chuyên gia Metzl cho biết thế giới có thể phải “quay lại với Kế hoạch B” và tiến hành một cuộc điều tra “theo cách có hệ thống nhất có thể” mà không nhất thiết có sự tham gia của Trung Quốc.

2021-03-29t170134z_1_lynxmpeh2s1ax_rtroptp_4_health-coronavirus-who-china-scaled.jpg
Cuộc họp báo nghiên cứu chung của WHO-Trung Quốc tại một khách sạn ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 2 - Ảnh: Reuters

Đề nghị trên được đưa ra chỉ một tuần sau khi nhóm chuyên gia của WHO và Trung Quốc công bố kết quả hợp tác điều tra nguồn gốc COVID-19 tại Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc).

Theo đó, báo cáo đưa ra 4 giả thuyết chính, trong đó giả thuyết nhiều khả năng xảy ra nhất là vi rút SARS-CoV-2 lây từ động vật hoang dã như dơi sang người thông qua một động vật trung gian.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc rằng vi rút SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm nghiên cứu ở Vũ Hán, thành phố nơi COVID-19 lần đầu tiên được xác định. 

Kết quả nghiên cứu chung giữa Trung Quốc và WHO khẳng định vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra", đồng thời cho biết "không có hồ sơ" nào cho thấy bất kỳ phòng thí nghiệm nào đã lưu giữ các vi rút liên quan đến SARS-CoV-2.

Metzl tin rằng, Trung Quốc nên cung cấp thông tin thuyết phục để loại bỏ giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. 

“Trung Quốc có cơ sở dữ liệu về những loại vi rút đang được lưu giữ ... có những ghi chú trong phòng thí nghiệm về công việc đang được thực hiện. Nhưng chúng tôi không có quyền truy cập bất kỳ tài nguyên nào trong số đó", ông nói.

Đáng chú ý, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, nhóm chuyên gia đã bị hạn chế tiếp cận dữ liệu thô trong quá trình điều tra. Tedros cho biết cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để “đưa ra kết luận chắc chắn hơn”.

Liang Wannian, chuyên gia cao cấp về COVID-19 của Trung Quốc, phủ nhận điều này và dường như loại bỏ khả năng thực hiện bất kỳ cuộc điều tra chung nào ở Trung Quốc, kêu gọi hướng trọng tâm sang các nước khác.

Bài liên quan
Chủ tịch VUSTA: Xây dựng năng lượng xanh bền vững cần có sự tham gia của đội ngũ khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Việt - Mỹ nỗ lực tháo gỡ căng thẳng thuế quan, hướng tới quan hệ thương mại cân bằng, bền vững
Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giới khoa học quốc tế yêu cầu điều tra lại nguồn gốc COVID-19