Vừa qua, trong tháng 1.2022, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ (DRAGON-Mekong) phối hợp với Trường Đại học Northumbria, tổ chức hội thảo trực tuyến về “Vai trò của thanh niên trong giảm phát thải khí nhà kính ở ĐBSCL".

Giới khoa học chú trọng vai trò của thanh niên trong giảm phát thải khí nhà kính ở ĐBSCL

Văn Kim Khanh | 17/02/2022, 11:09

Vừa qua, trong tháng 1.2022, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ (DRAGON-Mekong) phối hợp với Trường Đại học Northumbria, tổ chức hội thảo trực tuyến về “Vai trò của thanh niên trong giảm phát thải khí nhà kính ở ĐBSCL".

Từ lâu, thanh niên ĐBSCL đã có nhiều hoạt động trong việc bảo vệ môi trường, tham gia công tác giảm phát thải khí nhà kính (KNK). Tuy nhiên, nhiều hoạt động của các Viện nghiên cứu, trường đại học.... mới bắt đầu phát hiện vai trò lực lượng đoàn viên, thanh niên.

Vào một ngày Chủ nhật giữa tháng 5.2020, anh Nguyễn Phương Tùng, Ủy viên Ban thường vụ, trưởng ban thanh niên công nhân đô thị - nông thôn - Thành Đoàn Cần Thơ xuống địa phương ở xã đoàn Mỹ Khánh (huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ) cùng đoàn viên cơ sở trồng những cây bần trên những bãi bồi ven sông.

Anh Tùng cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, Thành đoàn Cần Thơ phát động phong trào “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh” tổ chức ra quân trồng cây bần gia cố bờ bao chống sạt lở trên các tuyến sông Hậu nhằm phủ xanh những bờ sông.

rang-ban(1).jpg
Rặng bần ở ven sông miền Tây Nam Bộ - Ảnh: TL

Theo anh Tùng, cây bần sống ngâm mình trong nước ở các bờ sông miền Tây. Bần rất dễ trồng, ở những bãi bồi ven sông, chúng có thể tự mọc được, lớn lên. Bần có sức sống mạnh mẽ, dáng cây cũng như lá bần rất đẹp. Tương truyền, chúa Nguyễn Ánh trong những năm bôn ba ở miền Tây, ngài gọi cây bần là “thủy liễu”.

trai-ban(1).jpg
Hoa bần và trái bần trông rất đẹp - Ảnh: TL

Hội thảo đã nhận được nhiều chia sẻ, đóng góp từ các đại diện đến từ địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia trong, ngoài nước quan tâm đến hoạt động giảm phát thải KNK, môi trường, chuyển đổi cân bằng tại ĐBSCL.

Cô Trần Thị Thủy Tiên - Bí thư Đoàn Thanh niên Trường đại học Cần Thơ đánh giá cao vai trò quan trọng của giới trẻ trong việc giảm phát thải khí nhà kính. ThS. Lê Ngọc Hân - Học viện Chính trị Khu vực 4 đã chia sẻ giải pháp nâng cao nhận thức của thanh niên trong vấn đề bảo vệ môi trường cũng như giảm phát thải khí nhà kính.

hoi-thao-truc-tuyen-ve-thanh-nien-tham-gia-giam-phat-khi-nha-kinh(1).jpg
Hội thảo trực tuyến của Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu về giảm phát khí nhà kính - Ảnh: TL

Thông qua hội thảo, một số vấn đề đã được thảo luận giúp tăng cường sự tham gia của người trẻ vào quá trình giảm phát thải KNK. Về vai trò của thế hệ trẻ trong quá trình giảm phát thải KNK và chuyển đổi cân bằng: Đối tượng chính góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng trong các hoạt động giảm phát thải KNK và chuyển đổi cân bằng. Lực lượng tiên phong thông qua những hành động và lan tỏa hành động đến các thế hệ khác trong quá trình giảm phát thải KNK, chuyển đổi cân bằng. Từ đó, tạo ra những hiệu ứng/tác động tích cực đến xã hội. Thanh niên có sức trẻ, lòng nhiệt huyết, sự sáng tạo, sự năng động và thời gian có khả năng tạo ra bước đột phá, sự khác biệt. Các nhà khoa học trẻ rất nhiệt tình trong công tác nghiên cứu khoa học đóng góp thông tin khoa học cho các hoạt động.

anh-phuong-tung-cung-thanh-nien-trong-ban(1).jpg
Anh Nguyễn Phương Tùng cùng anh em trồng bần ven sông - Ảnh: VKK

Cô Trần Thị Thủy Tiên - Bí thư Đoàn Thanh niên Trường đại học Cần Thơ cũng nêu lên một số khó khăn của có thể thấy của thế hệ trẻ khi tham gia vào các hoạt động giảm phát thải KNK và chuyển đổi cân bằng: "Thiếu kiến thức, kinh nghiệm là vấn đề khá quan trọng của thế hệ trẻ trong các hoạt động giảm phát thải, chuyển đổi cân bằng. Thiếu sự đồng hành của các thế hệ đi trước - những người có kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, cũng là một trong những trở ngại đối với thanh niên. Khó tiếp cận các nguồn kinh phí triển khai các hoạt động.

Để hạn chế những khó khăn, phát huy những thuận lợi những người trẻ tuổi có thể tham gia vào quá giảm phát thải KNK và chuyển đổi cân bằng thông qua các hoạt động như: Tạo ra diễn đàn, môi trường cho người trẻ hoạt động, hỗ trợ tạo điều kiện về thủ tục và cơ sở vật cho các hoạt động về môi trường của người trẻ. Người trẻ cần sử dụng thế mạnh của bản thân (kiến thức, kỹ năng) trong các hoạt động giảm phát thải. Chú trọng thực hiện các hành động và truyền thông để mở rộng mạng lưới, thu hút nhiều người trẻ cùng tham gia. Kết nối với các trường trung học, xây dựng cầu nối giữa nhóm thực hiện dự án với các bạn học sinh - thế hệ tương lai, truyền lửa đến các bạn nhỏ, tăng tính lan tỏa. Các bạn trẻ cần liên kết với nhau để tạo nên mạng lưới hành động và chủ động hơn.

Về vấn đề này, Bí thư Thành Đoàn Cần Thơ Lư Thị Ngọc Anh cho rằng, nếu các Viện, Trường phối hợp với các tỉnh Đoàn, Thành đoàn ở ĐBSCL trong công tác bảo vệ môi trường, giảm phát KNK, các vấn đề biến đổi khí hậu, tuổi trẻ ĐBSCL sẽ tích cực hơn trong các lĩnh vực vừa nêu và có nhiều đóng góp tích cực cho việc giảm phát thải KNK.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giới khoa học chú trọng vai trò của thanh niên trong giảm phát thải khí nhà kính ở ĐBSCL