Việt Nam có 2 "chợ" phá thai lớn và nguy hiểm, đó chính là mối lo hàng đầu đối với các bậc phụ huynh cũng như các nhà chức trách, các chuyên gia giáo dục để hướng dẫn làm sao cho các em hiểu đúng về giới tính của mình để các em không bị lạc trong "mê cung của sự tò mò" - đó là chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Trọng An tại buổi tọa đàm "Giáo dục giới tính cho trẻ: Khi nào là sớm?" do một tổ chức chuyên về giáo dục trẻ em tổ chức.

Giáo dục giới tính cho trẻ: phải chăng có sự thiếu sót của nhà trường?

Haiyen | 28/10/2016, 16:46

Việt Nam có 2 "chợ" phá thai lớn và nguy hiểm, đó chính là mối lo hàng đầu đối với các bậc phụ huynh cũng như các nhà chức trách, các chuyên gia giáo dục để hướng dẫn làm sao cho các em hiểu đúng về giới tính của mình để các em không bị lạc trong "mê cung của sự tò mò" - đó là chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Trọng An tại buổi tọa đàm "Giáo dục giới tính cho trẻ: Khi nào là sớm?" do một tổ chức chuyên về giáo dục trẻ em tổ chức.

Giáo dục giới tính khác với giáo dục tình dục

Giáo dục giới tính cho trẻ đang là vấn đề nóng được xã hội quan tâm, trong khi nhận thức về giới tính của trẻ đang lệch lạc thì phụ huynh lại chưa có nhiều kiến thức hoặc chưa mạnh dạn cũng như chưa có phương pháp đúng đắn để chia sẻ với con về vấn đề này.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình vào năm 2015, mỗi năm cả nước vẫn còn gần 6.000 ca nạo phá thai tuổi vị thành niên. Riêng tại TP.HCM, năm 2010, tỷ lệ phá thai của TP là 75,83 ca phá thai/100 ca sinh sống được kéo giảm còn 42,96 ca phá thai/100 ca sinh sống vào năm 2015, cơ bản loại trừ phá thai không an toàn.

Trước thực trạng đó, mặc dù xã hội đã có những quan tâm và hành động nhất định nhưng lại chưa đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Thực tế nhiều phụ huynh vẫn đang loay hoay tìm phương pháp để chỉ dạy cho con mình tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra. Phụ huynh chưa thực sự hiểu rõ giáo dục giới tính sớm cho trẻ là khi nào? Và cần giáo dục như thế nào cho hiệu quả?

Ông Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em tại buổi tọa đàm.

Chia sẻ ngay tại buổi tọa đàm, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, bác sĩNguyễn Trọng An chỉ rõ ở Việt Nam có 2 "chợ" phá thai một cách ghê sợ nhất, đó chính là ở đường Bạch Mai (Hà Nội) và ở đường Cống Quỳnh (Thành phố Hồ Chí Minh).

"Giáo dục giới tính càng sớm càng tốt và phải bắt đầu từ gia đình. Gia đình là điểm xuất phát, sau đó là kỹ năng cho các thầy cô giáo, phải thực hiện từng bước, một cách mềm mỏng, có khoa học. Hệ thống giáo dục của ta đã tranh cãi rất nhiều và kết quả là đã đưa giáo dục giới tính vào từ năm lớp 5, nhưng như vậy vẫn là muộn.

Theo tôi, nên bắt đầu giáo dục giới tính cho trẻ em từ lứa tuổi mầm nonvà phải bắt đầu từ gia đình, hiện nay vẫn thiếu sót nhất chính ở nhà trường vì không có một hệ thống sách giáo khoa cụ thể về môn học này" - ông An khẳng định tại buổi tọa đàm.

Ông An cũng chỉ ra rằng, trên thực tế hiện nay cho thấy, giáo dục giới tính đã đưa vào từ năm lớp 5 nhưng đến lớp 7, lớp 8 học sinh hỏi cô giáo về vấn đề này cô giáo vẫn “đỏ mặt tía tai”, không giải thích rõ ràng, hời hợt và không đi vào cụ thể.

Một vấn đề nữa là vấn đề quản lý giám sát của ngành y tế trong lĩnh vực hướng dẫn về tình dục an toàn, quản lý về vấn đề nạo phá thai chui, quản lý về hành nghề y...Vào thời điểm khi các em đã và đang ở tuổi dậy thì, phụ huynh và giáo viên nên dạy con em mình về giáo dục tình dục, chứ không phải là giáo dục về giới tính nữa. Giáo dục tình dục thì dạy muộn hơn, nhưng giáo dục giới tính phải dạy từ rất sớm.

Hiện nay, Việt Nam đang thiếu một hệ thống, mạng lưới của cộng tác viênđến từng gia đình để có cái nhìn đúng đắn nhất về giáo dục giới tính

Ông Trần Thanh Nam - Tiến sĩ Tâm lý học Trẻ em và Vị thành niên cho rằng: Nếu con có thắc mắc về giới tính, phụ huynh nên trả lời thẳng thắn, không nên lảng tránh hay đùa cợt kiểu đối phó "Con được sinh ra từ nách, con được nhặt về từ thùng rác".

Bố mẹ lảng tránh khiến con nghĩ rằng những vấn đề liên quan đến giới tính là cực kỳ tệ hại, dẫn đến hình thành tâm tính đứa trẻ không thích chia sẻ với người khác. Nếu được giáo dục giới tính đầy đủ, người ngoài chỉ cần động chạm ngón tay vào cơ thể, lập tức con sẽ chia sẻ với bố mẹ ngay, đó mới là sự "an toàn" mà bố mẹ dành cho con khi bắt đầu giáo dục giới tính cho con.

Năm nào tại trường THPT cũng có ít nhất một học sinh nghỉ học vì nạo phá thai

Đứng trên cương vị là một nhà quản lý, thầy giáo Vũ Khắc Sáng- hiệu trưởng trườngPTTH Kim Thành II (Hải Dương) cho biết, hiện nay chính các thầy cô giáo đứng ở bục giảng cũng chưa được tiếp cận tới những buổi về giáo dục giới tính, giáo dụctình dục để có thể hướng dẫn một cách cụ thể cho các em.

Đó cũng chính là sự khó khăn nhất định trong hệ thống giáo dục nước nhà. Và trong hệ thống giáo dục sư phạm cũng nên cấp chứng chỉ giáo dục giới tính cho các sinh viên sư phạm sau khi ra trường, song song cùng các chứng chỉ khác như: chứng chỉ giáo dục quốc phòng, chứng chỉtiếng anh, chứng chỉ tin học...

Nhà giáo Vũ Khắc Sáng - Hiệu trưởng trường PTTH Kim Thành II (Hải Dương)

Ông Sáng cũng chia sẻ, với tư cách là một hiệu trưởng, một nhà quản lý giáo dục ông tin rằngnhững người chưa làm cha, làm mẹ nhưng đã có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu về việc giáo dục giới tính cho trẻ là một tín hiệu đáng mừng. Đó là sự chuẩn bị nghiêm túc, đúng đắn, kịp thời bởi giáo dục giới tính chính là giúp cho trẻ hình thành nhân cách ngay từ khi còn nhỏ.

Muốn làm được điều đó, chính các bậc cha mẹ phải là người tích cóp, chuẩn bị kiến thức, kỹ năng một cách kỹ càng và phải là người làm gương vì “cây tốt” mới cho “quả ngọt”. Đây cũng là một vấn đề cấp thiết và Bộ Giáo dục và đào tạo nên đưa giáo dục giới tính, giáo dục tình dục trở thành một môn học riêng biệt cho các em học sinh tìm hiểu, đặc biệt là đối với các học sinh đang độ tuổi dậy thì, độ tuổi học THPT.

Chỉ ra những thiếu sót tại các trường THPT về vấn đề giáo dục giới tính, hiệu trưởng trường Kim Thành II, Hải Dương cũng cho hay hiện naytrong trường không hề có một tiết học cụ thể nào mà chỉ lồng ghép trong các tiết học chào cờ, hay những tiết học sinh học về tổng thể.

"Nếu muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa giáo dục giới tính vào chương trình phải cân đối lại và giảm hẳn các vấn đề nhồi nhét cho trẻ em. Riêng giáo dục giới tính phải đưa vào rất sớm và phải có kỹ năng giáo dục phù hợp với trẻ em chứ không phải sử dụng những diễn thuyết hay những phương pháp cứng nhắc.

Chính vì vậy, ngành giáo dục phải cải tổ hoàn toàn nếu như đưa thêm bộ môn Giáo dục giới tính này vào.Khôi phục và đưa y tế, tư vấnhọc đường vào trường họccho trẻ em để các em có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến cơ thể của bản thân. Và tôi cũng xin khẳng định tại trường của tôi quản lý, năm nào cũng có học sinh nghỉ học sớm vì mang thai hoặc có những vấn đề về tâm lý khi sinh hoạt tình dục không an toàn" - ông Sáng khẳng định.

Theo số liệu Chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ trẻ em (2011-2015), trong 5 năm cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với gần 10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so với 5 năm trước đó. Số vụ bị xâm hại tình dục chiếm tới 5.300 vụ (khoảng 65%) và gia tăng xâm hại tình dục nam.

Năm 2011, lực lượng chức năng bắt hơn 1.000 đối tượng, đến năm 2015 con số tăng lên thành hơn 1.400. Hầu hết nghi can phạm tội trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em là người gần gũi nạn nhân như người quen của bố mẹ, hàng xóm, thậm chí là giáo viên, bố dượng, bố đẻ...

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục giới tính cho trẻ: phải chăng có sự thiếu sót của nhà trường?