Trong chương trình trực tuyến tổ chức bởi Facebook, kênh truyền hình 7 News, hai báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cùng Straits Times, các chuyên gia y tế tại Hồng Kông, Úc, Singapore đưa ra nhiều nhận định về tình hình phát triển vắc xin ngừa COVID-19, nỗ lực chống dịch trên toàn cầu và một số vấn đề liên quan khác.

Giãn cách xã hội là chiến lược chống dịch COVID-19 tốt nhất

04/04/2020, 17:07

Trong chương trình trực tuyến tổ chức bởi Facebook, kênh truyền hình 7 News, hai báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cùng Straits Times, các chuyên gia y tế tại Hồng Kông, Úc, Singapore đưa ra nhiều nhận định về tình hình phát triển vắc xin ngừa COVID-19, nỗ lực chống dịch trên toàn cầu và một số vấn đề liên quan khác.

Giãn cách xã hội được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng - Ảnh: SCMP

Học giả Vương Lâm Phát thuộc trường y Duke-NUS (Singapore) lưu ý rằng những mẫu mà Mỹ lẫn Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 chỉ là “ứng viên vắc xin”. Hơn nữa sẽ mất từ 6 đến 12 tháng để một loại vắc xin có giấy phép nào đó được triển khai tiêm phòng rộng rãi.

Thủ tướng Úc Scott Morrison – tham gia chương trình bằng một đoạn trả lời phỏng vấn ghi hình trước – cũng cho rằng vắc xin chẳng thể xuất hiện sớm: “Tôi nghĩ 6 tháng là một ước tính hợp lý”. Nhà lãnh đạo cam kết tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đồng thời kêu gọi mọi người tập làm quen với “trạng thái bình thường mới” cho đến lúc có vắc xin.

Các nước đua nhau phát triển vắc xin ngừa COVID-19 - Ảnh: EMA

Còn theo giáo sư John Nicholls thuộc đại học Hồng Kông, tính chất thay đổi theo mùa thường thấy của coronavirus sẽ đem lại khoảng thời gian “nghỉ ngơi” cho số quốc gia bắc bán cầu vào vài tháng mùa hè. Nhưng ông khuyến cáo người dân không lơ là cảnh giác mà cần tiếp tục làm tốt cách ly xã hội.

“Vì ít nhất một năm nữa mới có vắc xin và chưa có thuốc kháng virus thực sự hiệu quả, biện pháp tốt nhất hiện giờ chính là chiến lược giãn cách xã hội đang thực hiện trên toàn thế giới”, giáo sư Nicholls nhận xét.

Cơ quan y tế Iceland hợp tác công ty DeCode Genetics cuối tháng trước tuyên bố phát hiện đến 40 biến thể SARS-CoV-2, đặc biệt có trường hợp bệnh nhân nhiễm 2 biến thể. Tuy nhiên giáo sư Alexander Cook thuộc trường Y tế công (đại học quốc gia Singapore) đánh giá đột biến nhỏ ở virus không phải chuyện hiếm gặp, số biến thể phát hiện không ảnh hưởng đến công tác phát triển vắc xin.

Trả lời câu hỏi về quan hệ giữa nhóm máu với nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2, giáo sư David Hui Shu-cheong (cố vấn y tế cho chính phủ Hồng Kông) cho biết hiện chưa tìm ra bằng chứng đáng tin cậy. Ông đánh giá nghiên cứu kết luận người nhóm A dễ nhiễm hơn còn nhóm O nguy cơ thấp hơn của một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đại lục còn tồn tại nhiều hạn chế.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giãn cách xã hội là chiến lược chống dịch COVID-19 tốt nhất