Dù so với trung bình 4 tuần trước đó thì số ca mắc sởi trong tuần 37 vừa qua tăng 12,5%, nhưng so với tuần thứ 36 thì không tăng. Điều này cho thấy bệnh sởi tại TP.HCM đã tăng chậm lại.
Thông tin Y học

Giám đốc HCDC: Dịch sởi tại TP.HCM đã tăng chậm lại

Hồ Quang 19/09/2024 18:30

Dù so với trung bình 4 tuần trước đó thì số ca mắc sởi trong tuần 37 vừa qua tăng 12,5%, nhưng so với tuần thứ 36 thì không tăng. Điều này cho thấy bệnh sởi tại TP.HCM đã tăng chậm lại.

Ông Nguyễn Hồng Tâm – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã thông tin như trên tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM vào chiều 19.9.

Theo ông Nguyễn Hồng Tâm, hiện nay dịch sởi không chỉ gia tăng tại TP.HCM mà nhiều tỉnh, thành ở phía nam và các quốc gia khác trên thế giới cũng gia tăng. “Hiện có 20 tỉnh phía nam có số ca sởi gia tăng”, ông Tâm cho biết.

giam-doc-hcdc-dich-soi-da-tang-cham-tro-lai-hinh-anh.png
Ông Nguyễn Hồng Tâm – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM - Ảnh: PV

Trong khi đó, tại TP.HCM trong tuần thứ 37 vừa qua (từ ngày 9 đến 15.9) đã ghi nhận 95 ca mắc sởi, tăng 12,5% so với trung bình 4 tuần trước và có 3 ca tử vong.

“Nếu so với tuần trước đó thì trong tuần 37 số ca mắc sởi tại TP đã tăng chậm lại, sau khi ngành y tế TP thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và trẻ từ 6 đến 10 tuổi. Đây là một tín hiệu đáng mừng”, ông Tâm nói.

Theo ông Tâm, trong số các quận, huyện gia tăng bệnh sởi thì huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, TP. Thủ Đức, huyện Hóc Môn… là những địa phương có số ca sởi tăng cao. Bệnh nhân mắc sởi nhập viện cũng gia tăng, nhưng có chậm hơn so với các tuần trước. Trong tuần vừa qua có 9 trường học xuất hiện ca mắc sởi. Như vậy, tính từ đầu năm 2024 đến nay có đến 55 trường có ca bệnh sởi.

Về chiến dịch tiêm phòng vắc xin sởi, ông Tâm cho biết, trong chiến dịch này có 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 tiêm cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và trẻ có nguy cơ cao do mắc bệnh lý nền, nhân viên y tế có nguy cơ do tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân mắc sởi; giai đoạn 2 tiêm cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay các quận, huyện đã tích cực chủ động thực hiện cùng lúc cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

Tính đến hết ngày 17.9, trong số 49.847 trẻ từ 1 đến 5 tuổi chưa tiêm đủ mũi sởi, TP đã tiêm được 31.075 mũi, đạt tỷ lệ 62,3%.

Đối với nhóm trẻ từ 6 đến 10 tuổi qua rà soát được 588.024 trẻ, trong đó trẻ tiêm thiếu mũi là 178.585 trẻ và đã tiêm được 39.745 mũi, đạt tỷ lệ 22,3%.

Như vậy đến hết ngày 18.9, TP đã tiêm được 89.096 mũi, trong đó trẻ từ 1 đến 5 tuổi tiêm được 31.902 trẻ, trẻ từ 6 đến 10 tuổi là 50.294 trẻ và các đối tượng khác (những trẻ có nguy cơ) là 6.900 mũi.

“Vắc xin thực hiện trong chiến dịch tiêm sởi lần này là vắc xin MR (sởi- rubella). Ngoài các cơ sở y tế công lập, trong tuần qua các cơ sở tiêm chủng ngoài công lập (như VNVC, Long Châu FPT, Chấn Văn) cũng tham gia chiến dịch này. Toàn bộ trẻ được tiêm trong chiến dịch tiêm phòng vắc xin sởi đều được tiêm miễn phí”, ông Tâm thông tin.

Bài liên quan
Bộ Y tế khuyến cáo dịch sởi đang tăng nhanh và diễn biến bất thường
Sáng 15.2, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tình hình dịch sởi ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động vì số người bị nhiễm bệnh trên cả nước tăng liên tục.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giám đốc HCDC: Dịch sởi tại TP.HCM đã tăng chậm lại