Liên quan vụ bé L.T.H.N (10 tuổi, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) rơi xuống trụ bê tông, các tổ công tác tham gia giải cứu đang tích cực tìm kiếm.

Giải cứu bé trai lọt xuống trụ bê tông sâu 35 mét: Công tác cứu hộ sắp có kết quả

Tô Văn | 03/01/2023, 10:37

Liên quan vụ bé L.T.H.N (10 tuổi, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) rơi xuống trụ bê tông, các tổ công tác tham gia giải cứu đang tích cực tìm kiếm.

Theo ghi nhận của phóng viên Một Thế Giới, tại hiện trường vào lúc 3 giờ sáng 3.1, sau khi khoan sâu xong 5 m đất còn lại, lực lượng chức năng đã đóng ống thép có đường kính 1,5 m, ống vách có chiều dài 19 m.

Theo dự kiến, sau khi đóng ống thép thành công, lực lượng cứu hộ sẽ khóa xích vào 3 đoạn trụ bê tông (trụ bê tông cháu bé lọt vào có cấu tạo thành 3 đoạn, mỗi đoạn dài khoảng 11-12 m), sau đó cùng kéo lên để tránh trụ bê tông đứt gãy.

Nếu kéo trụ bê tông lên thành công, lực lượng cứu hộ dùng những thiết bị chuyên dụng để xác định bé trai bị kẹt ở đoạn nào, sau đó cắt trụ bê tông, đưa nạn nhân ra ngoài.

2-xuyen-dem-21.jpg
Công đoạn đóng ống thép có đường kính 1,5 m, ống vách có chiều dài 19 m đã thành công - Ảnh: Tô Văn
1-sang-31-moi.jpg
Các máy móc, công cụ vẫn đang được thực hiện việc hút bùn và đóng ống thép xung quanh trụ bê tông - Ảnh: Tô Văn
4-sang-31-moi.jpg
Lực lượng cứu hộ chuyển sang công đoạn lấy đất từ lồng ống thép ra ngoài - Ảnh: Anh Hiệp

Đến 8 giờ sáng 3.1, các máy móc, công cụ vẫn đang được lực lượng chức năng thực hiện việc hút bùn và đóng ống thép quanh trụ bê tông.

Đến khoảng 8 giờ 40, công đoạn đóng ống lồng ngoài hoàn thành và chuẩn bị chuyển sang công đoạn lấy đất từ lồng ống thép ra ngoài.

Như vậy, sau gần 72 giờ, công tác cứu nạn, cứu hộ sắp có kết quả.

Tại hiện trường vụ cứu hộ bé trai 

Như Một Thế Giới đã thông tin, từ trưa 31.12.2022, bảo vệ công trình phát hiện có nhóm em nhỏ (trong đó có cháu N.) đi vào để nhặt sắt nên đã nhắc nhở và yêu cầu ra khỏi khu vực này.

Tuy nhiên, khoảng 11 giờ 50 cùng ngày, công trường ngừng làm việc và công nhân đang nghỉ trưa thì các cháu quay trở lại. Lúc đi qua công trình đang thi công, cháu N. lọt xuống trụ bê tông rỗng bên trong, đường kính 25 cm đã đóng xuống đất sâu khoảng 35 m.

Các em đi cùng hô hoán để người lớn ứng cứu nhưng bất thành. Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng gần 100 người cùng ba máy xúc, một xe cẩu được huy động đến, triển khai nhiều phương án giải cứu.

Sau đó, các máy khoan nhồi được điều đến hiện trường để thực hiện công tác giải cứu.

Lực lượng chức năng thống nhất tiến hành các giải pháp làm giảm ma sát cọc (khoan tạo lỗ, xói thành cọc,…) sau đó tiến hành rút cọc để giải cứu cháu bé.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì trụ bê tông hơi lệch nên việc khoan tạo lỗ không làm gấp như dự tính. Lực lượng chức năng vừa làm vừa điều chỉnh phương án, nhằm đảo bảo an toàn trong quá trình cứu hộ.

Do trụ bê tông rỗng dài 35 m, gồm 3 đoạn nối nhau (mỗi đoạn dài 12 m) nên từ chiều 1.1.2023 lực lượng chức năng đã đưa camera xuống dưới để kiểm tra nhưng không thấy cháu N., mà chỉ thấy lớp đất phủ phía trên.

Sau sự việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký công điện, chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sự cố tai nạn tại công trường thi công dự án cầu Rọc Sen.

Một Thế Giới sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải cứu bé trai lọt xuống trụ bê tông sâu 35 mét: Công tác cứu hộ sắp có kết quả