Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Geneva (UNIGE) và Đại học Toronto tiết lộ rằng những giấc mơ của cha ông ta ngày xưa nhân văn hơn chúng ta ngày nay.

Giấc mơ của cha ông ta ngày xưa nhân văn hơn con người thời nay

Anh Tú | 04/11/2023, 12:55

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Geneva (UNIGE) và Đại học Toronto tiết lộ rằng những giấc mơ của cha ông ta ngày xưa nhân văn hơn chúng ta ngày nay.

ngu.jpg
Giấc mơ của người hiện đại ngày càng bế tắc

Tại sao chúng ta mơ? Hiện tượng này bắt nguồn từ các quá trình sinh lý thần kinh của não, biểu hiện dưới dạng trải nghiệm nhiều mặt và thường mang tính cảm xúc, có thể mô phỏng nhiều khía cạnh của thực tế ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, lý do dứt khoát cho giấc mơ vẫn còn khó nắm bắt.

Nghiên cứu mới được thực hiện bởi Đại học Geneva (UNIGE), Đại học Toronto và Bệnh viện Đại học Geneva (HUG), so sánh giấc mơ của hai cộng đồng thổ dân ở Tanzania và Cộng hòa Dân chủ Congo với giấc mơ của người văn minh sống ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Nó cho thấy rằng hai nhóm đầu tiên tạo ra những giấc mơ mang tính đe dọa hơn nhưng cũng mang tính tẩy rửa và hướng đến xã hội hơn các nhóm người ở xã hội phương Tây. Những kết quả này cho thấy mối liên hệ giữa môi trường văn hóa xã hội và hoạt động của những giấc mơ mạnh mẽ đến mức nào.

Nằm mơ là một trải nghiệm ảo giác phổ biến ở tất cả mọi người. Nó xảy ra thường xuyên nhất trong giai đoạn Chuyển động mắt nhanh (REM). Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong giấc ngủ.

Các chức năng sinh lý, cảm xúc hoặc văn hóa của giấc mơ là gì? Nó có điều chỉnh cảm xúc của chúng ta không? Nó có chuẩn bị cho chúng ta để đối phó với tình huống cụ thể không? Những lý thuyết gần đây cho rằng trong giấc mơ điển hình, mỗi cá nhân thường mô phỏng các tình huống mang tính đe dọa và/hoặc phản ánh hiện thực xã hội nhiều hơn. Điều này sẽ có lợi thế về mặt tiến hóa trong việc thúc đẩy hành vi thích nghi với các tình huống trong đời thực.

Kết quả của những giấc mơ khác nhau tùy thuộc vào môi trường và đối tượng được nghiên cứu. Để kiểm tra những lý thuyết này, các nhà nghiên cứu từ UNIGE và Đại học Toronto đã so sánh nội dung giấc mơ của người BaYaka ở Cộng hòa Dân chủ Congo và người Hadza ở Tanzania (hai cộng đồng thổ dân sống dựa vào săn bắt và hái lượm giống như tổ tiên của chúng ta) với những người khác nhau sống ở châu Âu và Bắc Mỹ (cụ thể là Thụy Sĩ, Bỉ, Canada), gồm cả những người bị rối loạn tâm thần.

Đối với người BaYaka và Hadza, những câu chuyện về giấc mơ được các nhà nhân chủng học từ Đại học Toronto thu thập trong khoảng thời gian hai tháng trên thực địa. Dữ liệu về giấc mơ của các nhóm người ở xã hội phương Tây đến từ các nghiên cứu trước đây, được công bố từ năm 2014 đến năm 2022.

Giáo sư Lampros Perogamvros, Trưởng khoa Tâm thần và Khoa học thần kinh cơ bản tại Khoa Y UNIGE, đồng thời là người đứng đầu nghiên cứu giải thích: ''Chúng tôi phát hiện ra rằng giấc mơ của BaYaka và Hadza rất tích cực. Họ thường bắt đầu bằng một tình huống nguy hiểm, thậm chí tính mạng bị đe dọa, nhưng cuối cùng lại xuất hiện các biện pháp đối phó với mối đe dọa. Điều này không hề giống như kịch bản các giấc mơ ở nhóm người phương Tây mà chúng tôi đã quan sát. Mặt khác, ở những đối tượng lâm sàng - chẳng hạn như những bệnh nhân gặp ác mộng hoặc lo âu xã hội - những giấc mơ rất mãnh liệt nhưng không chứa đựng biện pháp giải quyết cảm xúc, dù chỉ mang tính giải tỏa. Ở những nhóm đối tượng sau, chức năng thích ứng của giấc mơ dường như bị thiếu hụt''.

Tấm gương của cơ cấu xã hội

Trong số những phản ứng dành cho người thổ dân châu Phi khi đối mặt với mối đe dọa trong giấc mơ của họ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những phản ứng liên quan đến tìm kiếm hỗ trợ từ người xung quanh là rất thường xuyên. Ví dụ một người thổ dân kể lại giấc mơ rằng anh ta bị một con trâu đâm ngã vào giữa bụi rậm, nhưng sau đó anh ta được một thành viên trong bộ lạc giải cứu. Hoặc khi người khác mơ thấy mình rơi xuống giếng thì cuối cùng lại được một người bạn giúp đỡ leo lên. Những giấc mơ này chứa đựng cách giải quyết cảm xúc của riêng chúng.

David Samson, Phó giáo sư Nhân chủng học Tiến hóa tại Đại học Toronto, Mississauga, đồng thời là tác giả của nghiên cứu giải thích: "Giữa người BaYaka và Hadza, mối liên kết xã hội mà họ có thường phải rất bền chặt. So với các xã hội theo chủ nghĩa cá nhân hơn ở châu Âu và Bắc Mỹ, cuộc sống hằng ngày và sự phân công lao động ở các cộng đồng thổ dân châu Phi thường mang tính bình đẳng hơn. Có vẻ như loại kết nối xã hội này và sự phụ thuộc vào cộng đồng chính là cách tốt nhất để họ xử lý nội dung cảm xúc liên quan đến các mối đe dọa trong giấc mơ. Trên thực tế, những mối quan hệ này là công cụ cảm xúc được sử dụng để xử lý những thử thách trong cuộc sống”. Do đó, nhóm nghiên cứu gợi ý rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa “công thức phổ quát của giấc mơ” với các chuẩn mực, giá trị xã hội của từng xã hội cụ thể được nghiên cứu.

Giáo sư Perogamvros cho biết thêm: ''Rất khó để suy ra bất kỳ mối liên hệ nhân quả nào giữa giấc mơ và hoạt động ban ngày trong nghiên cứu này. Chúng ta cũng không nên vội vã kết luận rằng giấc mơ của các nhóm người ở xã hội phương Tây không có chức năng cảm xúc", đồng thời ông kết luận: "Nghiên cứu hiện tại chỉ cho chúng ta thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa thói quen, văn hóa... trong xã hội và công thức nội hàm của giấc mơ".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giấc mơ của cha ông ta ngày xưa nhân văn hơn con người thời nay