6 tháng đầu năm 2016, các hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập doanh nghiệp) tại thị trường Việt Nam được ghi nhận là diễn ra sôi nổi. Đáng chú ý, chỉ trong nửa năm, tổng giá trị của hoạt động M&A đã đạt trên 3 tỉ USD.

Giá trị M&A tại Việt Nam đạt trên 3 tỉ USD nửa đầu năm 2016

tuyetnhung | 25/07/2016, 16:45

6 tháng đầu năm 2016, các hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập doanh nghiệp) tại thị trường Việt Nam được ghi nhận là diễn ra sôi nổi. Đáng chú ý, chỉ trong nửa năm, tổng giá trị của hoạt động M&A đã đạt trên 3 tỉ USD.

Đây là số liệu được công bố tại cuộc họp báo về diễn đàn “M&A trong không gian kinh tế mở”, diễn ra ngày 25.7 tại Hà Nội

Theo thông tin được đưa ra tại buổi họp báo, nếu như năm 2009, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam mới bắt đầu chạm mốc trên 1 tỉ USD thì năm 2015 tổng giá trị các thương vụ M&A đã đạt mốc kỷ lục 5,2 tỉ USD.

Đáng chú ý hơn, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đã vượt con số 3 tỉ USD. Trong đó, ngành bán lẻ, công nghiệp tiêu dùng, bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam.

6 tháng đầu năm nay, ngành bán lẻ được ghi nhận với sự đổ bộ lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó thương vụ được chú ý nhất là Central Group mua lại Big C Việt Nam với giá 1.140 tỉ USD hayTập đoàn TCC của Thái Lan mua lại Metro với giá 655 triệu euro...Qua đó có thểthấy rằng, các nhà đầu tư nước ngoài đangđóng vai trò quan trọng với các thương vụ có quy mô lớn lên tớihàng trăm, hàng tỉ USD. Và lĩnh vực hiện tại thu hút sự quan tâm hàng đầucủa họ là bán lẻ, tiêu dùng.

Thái Lan, Nhật bản, Singapore vẫn là những khách hàng chủ yếu tại thị trường Việt nam. Trong khi Nhật bản tham gia đầu tư chiến lược vào các công ty hàng không, xăng dầu....thì Singapore nổi lên với những thương vụ bất động sản thương mại, còn Thái lan lại tập trung vào mảng bán lẻ với tham vọng chi phối thị trường Việt Nam.

Theo ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bước sang một chu kỳ phát triển mới trong một không gian kinh tế mới với nhiều thuận lợi cũng như thách thức, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đang trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng và bức thiết đối với chính phủ, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, cầnphải xóa bỏ các rào cản nhằmthúc đẩy thị trường M&A phát triển lành mạnh đểbiến M&A trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả vàlà yếu tố thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá trị M&A tại Việt Nam đạt trên 3 tỉ USD nửa đầu năm 2016