Giá gạo xuất khẩu đang giảm thấp. Nguyên nhân là các thị trường lớn, thị trường truyền thống của Việt Nam, nhất là Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh đều giảm nhập khẩu, riêng Trung Quốc giảm mạnh cả về sản lượng và trị giá.

Giá gạo xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua

tuyetnhung | 08/11/2019, 19:27

Giá gạo xuất khẩu đang giảm thấp. Nguyên nhân là các thị trường lớn, thị trường truyền thống của Việt Nam, nhất là Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh đều giảm nhập khẩu, riêng Trung Quốc giảm mạnh cả về sản lượng và trị giá.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng chỉ ở mức 435,6 USD/tấn, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân do lượng gạo tồn kho trên thế giới lớn, trong khi đó gạo đến từ các thị trường Thái Lan, Ấn Độ được bán ở mức giá cạnh tranh hơn.

Trong tháng 9, trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ tăng nhờRupee hồi phục.Baht tăng trở lại giúp giá gạo Thái Lan ổn định ở mức cao trong gần 1 năm qua và đắt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác ở châu Á. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ ảm đạm giữ giá gạo Việt Nam ở mức thấp nhất trong 12 năm trở lại đây.

Giá gạo đồ 5% tấm Ấn Độ tăng từ 366 -374 USD/tấn lên 373 -379 USD/tấn. Gạo 5% tấm của Thái Lan giảm từ 410 -422 USD/tấn xuống 400 -418 USD/tấn. Đáng chú ý, gạo 5% tấm của Việt Nam giá giảm từ 325 -330 USD/tấn xuống 325 USD/tấn.

Ông Nguyễn Quốc Toản cho biết, cuối năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định năm 2019 xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn về thị trường. Đó là các thị trường lớn, truyền thống của Việt Nam như Trung Quốc, Indonesia, Bangladeshđều giảm nhập khẩu, trong đó thị trường Trung Quốc giảm mạnh cả về sản lượng lẫn trị giá.

Theo ông Toản, hiện nay có thêm các nước tham gia cung cấp gạo cho Trung Quốc nên Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ.Đồng thời, có những thời điểm Trung Quốc tiến hành xả kho gạo dự trữ. Bên cạnh đó, vấn đề còn là một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc chưa đạt được kiểm tra an toàn chất lượng… Những điều này ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc.

Để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Toản cho rằng, gạo là mặt hàng xuất khẩu truyền thống, phải cạnh tranh để thay đổi, phát triển. Vì vậy, phải thúc đẩy gỡ khó trong xuất khẩu sang Trung Quốc, cùng với đó đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác như Philippines, châu Phi...

Thống kê của Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho thấy:Khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm 2019 ước đạt 5,56 triệu tấn, tương đương giá trị 2,43 tỉ USD, tăng 6,1% về khối lượng nhưng giảm 9,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Hiện nay, Philippines dẫn đầu về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 35,1% thị phần. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Senegal (gấp 297 lần), Bờ Biển Ngà (tăng 81,8%), Úc, Hong Kong... tăng quanh mức 30-70%.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá gạo xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua