Ý tưởng ghép đầu người được bác sỹ phẫu thuật người Ý, Sergio Canavero đưa ra từ năm 2013. Nhưng đầu năm nay, ý tưởng này mới thực sự bùng nổ khi ông tuyên bố, mình có thể thực hiện ca cấy ghép đầu tiên trên thế giới trong hai năm tới và khẳng định trong vòng một năm, người được ghép đầu có thể nói và đi lại bình thường.

Ghép đầu người: Ý tưởng điên rồ hay nỗ lực đưa sự bất tử thành hiện thực

Một Thế Giới | 18/06/2015, 06:18

Ý tưởng ghép đầu người được bác sỹ phẫu thuật người Ý, Sergio Canavero đưa ra từ năm 2013. Nhưng đầu năm nay, ý tưởng này mới thực sự bùng nổ khi ông tuyên bố, mình có thể thực hiện ca cấy ghép đầu tiên trên thế giới trong hai năm tới và khẳng định trong vòng một năm, người được ghép đầu có thể nói và đi lại bình thường.

Ghép đầu người, được không?

Câu chuyện về người bác sỹ lập dị đang trở thành đề tài sôi nổi của cả thế giới. Người ta muốn biết, sức mạnh và sự tiến bộ của y khoa sẽ đi đến tận cùng là đâu? Một con người liệu khi cắt bỏ đầu của mình, và gắn vào thân thể một sự thay thế tương đương về hình thức có sống nổi không?

Theo hãng thông tấn RT, ca phẫu thuật do Sergio Canavero tiến hành dự kiến kéo dài 36 giờ với sự tham gia của 150 bác sĩ, y tá và những người trợ giúp. Mọi thứ phải được lên kế hoạch chi tiết như một trận chiến sinh tử ngoài chiến trường. Sự hoàn hảo được kiểm nghiệm cẩn thận và tỉ mỉ cho đến khi bấm nút hành động.

Bác sỹ Canavero lý giải phương pháp của mình bằng những ngôn từ đơn giản nhất và điều đó khiến những người chứng kiến buổi nói chuyện của ông trên RT cảm thấy rùng mình. Đâu đó, có những hoài nghi về cuộc “ảo thuật” không thành và người tình nguyện sẽ chết theo cách của một ma cà rồng trên tivi hay “xử” kẻ đối địch.

Nhưng đáp lại những hoài nghi, Canavero khẳng định phương pháp của ông có đến 90% xác suất thành công và chỉ cần “tỉ mỉ một chút nữa” thì người tình nguyện có thể trở nên bất tử.

Phương án phẫu thuật của vị bác sỹ có vẻ ngoài mình xương cốt hạc được mô tả như sau: Trước tiên, ông sẽ phẫu thuật sọ người tình nguyện, gắp bộ não của anh này ra và bảo quản trong điều kiện vô trùng được làm lạnh ở mức 10-15°C. Điều này có tác dụng kéo dài thời gian tồn tại của tế bào trong điều kiện không có oxy.

Tiếp đó, ông sẽ dùng dao mổ để cắt qua tủy sống và sử dụng một loại keo sinh học đặc biệt kết nối phần đầu với cơ thể mới. Sau phẫu thuật, người tình nguyện sẽ ở trạng thái hôn mê khoảng 3-4 tuần và được ức chế miễn dịch cấp độ cao nhất.

Canavero tin rằng phương pháp này sẽ thành công vì ông sử dụng một lưỡi dao rất sắc, hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương tủy sống. Vì nếu phần tủy sống tổn thương, nó sẽ gây tê liệt cho người bệnh. Khi được hỏi về loại keo sinh học để gắn đầu người và có thể mới là gì, Canavero huyền bí gọi chất liệu kết nối các dây thần kinh là một... thành phần ma thuật.

"Khi anh em nhà Wright cho cất cánh chiếc máy bay đầu tiên của họ, tất cả các chuyên gia trên thế giới đều thốt lên kinh ngạc, vì trước đó ai cũng cho rằng đó là điều không thể. Do đó, tôi không tin từ “không thể” mà tin vào từ “có thể” và tôi sẽ “làm bằng được”. Tôi đã nghiên cứu dự án này 30 năm, và công nghệ giờ đã sẵn sàng. Nó đáp ứng được mọi đòi hỏi khắt khe nhất của việc phẫu thuật, bác sỹ Sergio Canavero trả lời trên Sky News.

Trước tuyên bố này, nhiều ý kiến phản đối cho rằng phương pháp này không thể phục hồi khả năng kiểm soát của cơ thể. Bệnh nhân thường không vượt qua được chứng bại liệt sau khi tủy sống bị cắt đứt hoàn toàn.

Dẫn đầu cuộc phản biện phương pháp nguy hiểm của Canavero là bác sỹ Richard Borgens, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bại liệt của Đại học Purdue, Mỹ. Ông nhận định, ý tưởng của Canavero không có tính đảm bảo và chưa từng xảy ra. "Không có bằng chứng nào cho thấy sự kết nối giữa dây cột sống và não bộ sẽ khiến chức năng vận động hoặc cảm giác hoạt động hiệu quả sau khi đầu được ghép nối".

Lấy ví dụ cụ thể, bác sỹ Richard Borgens đưa ra hình ảnh thất bại củachuyên gia phẫu thuật người Mỹ Robert Jay White từng làm cách đây 45 năm (1970). Khi đó, Robert đã thực hiện ca ghép đầu khỉ. Mọi thứ được cho là “diễn ra hoàn hảo” nhưng con khỉ chỉ sống được... 8 ngày. Cơ thể mới không phù hợp với cái đầu và nó không thể thở, chẳng thể ăn cũng như không thể đi lại.

“Sẽ rất mạo hiểm, thậm chí là điên rồ nếu chúng ta tin vào phương pháp chưa từng có tiền lệ”, ông Richard nhấn mạnh.

Tình nguyn viên quyết tâm thực hiện phu thuật là ai?

ghep dau nguoi
 Valery Spiridonov

Bất chấp những cảnh báo từ Richard, chàng thanh niên 30 tuổi Valery Spiridonov vẫn tin vào dự án có một không hai của bác sỹ Canavero.

Valery đang sống tại thành phố Vladimir (Nga) trong tình trạng cơ thể bị co rút và thường xuyên phải làm bạn với chiếc xe lăn chuyên dụng. Valery được tiêm thuốc hoặc dùng giảm đau hàng ngày để chống chọi những cơn hành hạ dữ dội từ bên trong.

Theo chẩn đoán của các bác sỹ Nga, Valery hay bất cứ bệnh nhân nào mắc bệnh teo cơ di truyền như anh không thể sống quá 20 năm. Nhưng kỳ lạ là với Valery, “thần chết” đã gia hạn cho anh ở lại dương thế tận 10 năm có lẻ và hiện nay, anh vẫn ra sức chống chọi với lưỡi hái tử thần.

“Sự sống sót của tôi là một kỳ tích và tôi tin, mình có thể được ai đó thực hiện kỳ tích tiếp theo”, Valery chia sẻ trên Dailymail.

Điều kỳ lạ là Valery vẫn đang làm việc cật lực hàng ngày với vị trí của một nhà khoa học máy tính cho hãng công nghệ thông tin tương đối lớn ở Vladimir. Valery mắc chứng rối loạn teo cơ di truyền và căn bệnh ngày càng diễn biến xấu đi theo thời gian.

Ngay khi bác sỹ Canavero tuyên bố ca phẫu thuật có thể thành công đến 90%, Valery đã đăng ký ứng cử làm tình nguyện viên. Tờ Inquistir đưa tin, ngày 13/6 vừa rồi, Valery đã gặp bác sĩ phẫu thuật người Italy Sergio Canavero và cả hai đều được mời tham dự một hội nghị y tế tổ chức ở Annapolis, thủ phủ bang Maryland tới đây. Trước đó, họ trao đổi thường xuyên với nhau qua điện thoại.

"Chúng tôi sẽ cùng thuyết trình. Tôi sẽ nói vì bản thân. Tôi hy vọng chuyến đi lần này sẽ thúc đẩy cuộc cấy ghép, thuyết phục giới y học và được cộng đồng khoa học ủng hộ", Valery nói.

Đáp lại lòng dũng cảm của chàng trai người Nga, bác sỹ Canavero cho biết, ông sẽ thận trọng tối đa để mang lại kết quả đầy hy vọng cho người tình nguyện. Valery sẽ không vội vàng phẫu thuật ngay mà đi theo lộ trình điều trị tích cục. Nếu tất cả diễn ra đúng kế hoạch, ca cấy ghép sẽ được thực hiện vào năm 2017.

"Ca cấy ghép phụ thuộc nhiều vào hội nghị lần ngày. Lý tưởng nhất là thực hiện nó ở Mỹ" - Valery cho biết - "Tôi không chỉ đóng vai trò là bệnh nhân trong ca phẫu thuật. Tôi là nhà khoa học, là một kỹ sư, tôi mang đến đây sự quyết tâm thuyết phục mọi người, rằng, cuộc phẫu thuật là cần thiết với cá nhân tôi. Tôi không điên và tôi chấp nhận rủi ro. Trong trường hợp không thành công, thì tôi cũng sẽ mang lại điều gì đó cho y học. Hãy tin tôi".

Trong hai năm tới, sẽ còn nhiều thay đổi về công nghệ và những thứ liên quan đến ca phẫu thuật. Nhưng chắc chắn, sự kiện ghép đầu người mà bác sỹ Canavero khởi xướng - nếu thành công - sẽ tạo ra kỷ nguyên mới của loài người. Vì lúc ấy, sự bất tử có thể không chỉ tồn tại trong truyền thuyết!

Như Ý/ Tuổi trẻ & Đời sống 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ghép đầu người: Ý tưởng điên rồ hay nỗ lực đưa sự bất tử thành hiện thực