Ngày 10.11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cho biết, quá trình thực hiện "Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" từ tháng 1.2021 đến cuối tháng 10.2024 đã đạt được nhiều thành công.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Gần 1.000 tỉ đồng mang lại thành công bước đầu của 'Đề án Hậu Giang xanh'

Văn Kim Khanh 18:07 10/11/2024

Ngày 10.11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cho biết, quá trình thực hiện "Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" từ tháng 1.2021 đến cuối tháng 10.2024 đã đạt được nhiều thành công.

cay-xanh-hg-2.jpg
Hậu Giang tích cực tuyên truyền và hỗ trợ mọi người trồng cây xanh - Ảnh: H.G

Mục tiêu của đề án là nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân ở mỗi xã, phường, thị trấn; đảm bảo 100% số hộ dân tiếp cận các hoạt động tuyên truyền.

Kết quả đã có khoảng 97,05% hộ dân được tiếp cận các nội dung của đề án. Các địa phương đã thành lập, đi vào hoạt động 444 tổ, đạt 84,57% tổng số ấp, khu vực. Phấn đấu thời thời gian tới 100% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; 90% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 80% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định.

Đề án cũng đặt mục tiêu phấn đấu 100% hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Về mục tiêu hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phù hợp quy hoạch, thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, đến nay đã đạt 97,47% hộ chăn nuôi gia súc gia cầm, 96,44% hộ nuôi trồng thủy sản.

cay-xanh-hg-4.jpg
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang tham gia trồng cây xanh - Ảnh: H.G

Về chỉ tiêu trồng bổ sung cây xanh bóng mát tại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường trong đô thị, đường liên xã và khu vực công viên mới được mở rộng, kết quả đạt được tỷ lệ chiều dài tuyến đường giao thông được trồng cây xanh ven đường là 77,25%; tỷ lệ diện tích khu vực công viên được trồng cây xanh là 90,16%.

Tổng kinh phí để thực hiện đề án từ 1.1.2021 đến nay là 988 tỉ đồng
đồng. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách bố trí thực hiện đề án hơn 41 tỉ đồng; vốn đầu tư từ nguồn cân đối từ kinh phí nhiệm vụ khác hơn 21 tỉ đồng; nguồn vốn xã hội hóa hơn 925 tỉ đồng (nhà đầu tư nhà máy điện rác Hậu Giang: 920 tỉ đồng; vận động nhân dân đóng góp hỗ trợ tổ vệ sinh môi trường, nhà sản xuất thu hồi bao gói thuốc bảo vệ thực vật hơn 5 tỉ đồng).

Cũng theo ông Trương Cảnh Tuyên, đạt được kết quả như trên là nhờ sự ủng hộ, đồng thuận cao của người dân trong việc thực hiện đề án. Việc triển khai đề án với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể, thiết thực, sát với nhiệm vụ, công việc thường xuyên của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và các đơn vị liên quan. Các nhiệm vụ của đề án được gắn liền với hoạt động hằng ngày của hộ gia đình, cá nhân trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, do đó người dân đồng thuận cao.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gần 1.000 tỉ đồng mang lại thành công bước đầu của 'Đề án Hậu Giang xanh'