Ứng dụng điện thoại thông minh này có thể cung cấp tính năng đếm ngược thời gian thực thời điểm sóng thần sẽ làm ngập các khu vực cụ thể.

Fujitsu tạo ứng dụng cho phép thoát sóng thần sau động đất

Bảo Vĩnh | 25/07/2022, 12:28

Ứng dụng điện thoại thông minh này có thể cung cấp tính năng đếm ngược thời gian thực thời điểm sóng thần sẽ làm ngập các khu vực cụ thể.

Công ty giải pháp công nghệ thông tin Fujitsu đang sử dụng siêu máy tính Fugaku và công nghệ trí khôn nhân tạo (AI) để phát triển một ứng dụng có thể cung giúp “tất cả mọi người” thoát khỏi sóng thần sau động đất.

Theo báo Asahi Shimbun , Fujitsu đã thử nghiệm ứng dụng dự đoán ngập trong một cuộc diễn tập sơ tán sóng thần ở vùng biển Kawasaki. Người dân có cài app này tham gia cuộc diễn tập. Họ thường xuyên xem điện thoại thông minh khi đi đến điểm sơ tán là một trường học.

Ứng dụng trên màn hình điện thoại biểu thị các màu sắc khác nhau để chỉ thời gian sóng ập đến và độ cao của sóng thần. Các vị trí của người dùng điện thoại hiện lên trên bản đồ, và điện thoại cũng cho thấy có chăng người bị kẹt lại trong các vùng nguy hiểm.

Cụ Masayuki Suyama, 75 tuổi là một người dân tham gia diễn tập, nói: “Bản đồ rất thực tế vì cho thấy còn bao nhiêu phút trước khi sóng thần ập đến các vùng xanh”.

Fujitsu thực hiện cuộc thử nghiệm ứng dụng này với chính quyền thành phố Kawasaki. Công ty đã hợp tác với Đại học Tohoku và Đại học Tokyo về công nghệ dự báo sóng thần sử dụng máy siêu điện toán Fugaku và một mẫu AI.

Các thành viên dự án dùng Fugaku, một trong những siêu điện toán nhanh nhất thế giới về tốc độ tính toán, để chạy mô phỏng hàng chục ngàn kịch bản. Các “dữ liệu huấn luyện” được lập để dự báo các vùng ngập dựa trên các dạng sóng ngoài khơi. Tiếp đó mẫu AI sẽ học các dữ liệu.

Sau những vụ động đất thật, dữ liệu dạng sóng -do Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản cùng các tổ chức liên quan thu thập- sẽ được đưa vào các máy điện toán ở cấp chính quyền và các cơ quan khác.

Mẫu AI đã được huấn luyện có thể cung cấp các dự báo ngập lụt trên các hệ thống điện toán này và chỉ trong vài giây sẽ gởi thông tin dự báo đến các điện thoại thông minh ở từng khu vực.

Trong giai đoạn chạy mô phỏng ngập, mẫu AI cũng tổng hợp dữ liệu liên quan địa hình, điều kiện của các tòa nhà và đường sá dựa trên thông tin do Cơ quan Thông tin Không gian Địa lý Nhật Bản cùng các cơ quan khác.

Fujitsu nói hệ thống này có thể cung cấp dự báo ngập do sóng thần có độ phân giải Hệ thống có thể cung cấp các dự đoán về lũ lụt do sóng thần có độ phân giải cao theo đơn vị 3 x 3 mét.

Sau vụ siêu động đất ở phía đông Nhật Bản ngày 11.3.2011, người dân vùng biển Tohoku đã phải dựa vào các thông tin của Cơ quan Dự báo Thời tiết Nhật Bản (JMA) để ước tính độ cao và thời gian sóng thần ập vào.

Nhưng thời gian sóng thần ập đến thì khác biệt tùy theo từng nơi. Nhiều người chết sau khi nhầm tưởng rằng nguy cơ sóng thần đã kết thúc khi đã trôi qua thời gian dự báo sóng thần ập đến, hoặc cho rằng sóng thần sẽ không đến khu vực của họ.

Từ sau đó,mạng lưới giám sát sóng thần ở Nhật đã được củng cố, và khả năng của các siêu điện toán và AI đã được cải thiện đáng kể. Nay đã phổ biến các điện thoại thông minh có trang bị chức năng báo thông tin vị trí.

Yusuke Oishi, một nhà nghiên cứu của Fujitsu, nói : “Chúng tôi nhắm tới việc xây dựng một hệ thống sẽ cho phép mọi người thoát khỏi sóng thần”.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua để đưa ứng dụng của công ty vào sử dụng thực tiễn. Theo Luật Dịch vụ Dự báo thời tiết, các nhà điều hành phải có giấy phép của chính phủ mới được cung cấp thông tin dự báo sóng thần.

Theo JMA, các nhà điều hành không được phát tán các dự báo ngập tới một số người, để tránh sự lẫn lộn do dữ liệu gây ra và có thể mâu thuẫn với những cảnh báo do JMA công bố.

Các sự cố không thể lường trước cùng các sai lầm trong tính toán luôn là một nguy cơ khi xảy ra thiên tai. Người sử dụng ứng dụng có thể nhận định sai rằng họ không bị nguy hiểm dựa trên các vị trí xuất hiện trên bản đồ của ứng dựng.

Vì những lý do này, chỉ những thành viên trong khu phố chịu trách nhiệm phòng chống thiên tai và các nhân viên phòng cháy tình nguyện- sẽ được cung cấp thông tin ngập chi tiết thông qua ứng dụng của Fujitsu.

Bài liên quan
An Giang triển khai ứng dụng điện thoại thông minh để bắt bệnh cho cây lúa
Việc triển khai thí điểm ứng dụng nhận diện sinh vật gây hại lúa sẽ đem đến một giải pháp canh tác nông nghiệp thông minh đối với cây lúa nói riêng, hướng tới tích hợp nhiều giải pháp thông minh hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Fujitsu tạo ứng dụng cho phép thoát sóng thần sau động đất