Tính lũy kế đến đầu tháng 3.2016, Trung Quốc (chưa kể Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao) có tổng cộng 1.346 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 10,4 tỉ USD.
Theo báo cáo củaCục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung Quốc hiện đứng thứ 9 trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổcó đầu tư tại Việt Nam.
Quy mô trung bình mỗi dự án đầu tư của Trung Quốc làhơn 7,7 triệu USD, bẳng khoảng 1/2 so với trung bình một dự án của các nhà đầu tư khác tại Việt Nam (khoảng 14 triệu USD).
Tính lũy kế đến đầu tháng 3.2016, Trung Quốc (chưa kể Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao) có tổng cộng 1.346 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 10,4 tỉUSD.
Các nhà đầu tư Trung Quốc phần lớn đầu tư theo hình thức trực tiếp (100% vốn) và các hợp đồng BOT, BT, BTO… Cho đến nay, Trung Quốc đã có mật độ dự án lớn, phủ khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
Trung Quốc hiện đã có đầu tư tại 54/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam nhưng chủ yếu tập trung vào các địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi, gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc và có nhiều người Hoa sinh sống (Lào Cai, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng).
Một số dựán lớn có thể kểđến làDự án Lốp xe Việt Luânvốn đầu tư 400 triệu USD tại Khu công nghiệp Tây Ninh; dự án chế biến cao su Tân Cao Thâm tại Lào Cai với tổng vốn đầu tư 337,5 triệu USD; Dự án Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung tại Lào Cai...
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nhận địnhFDI từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng vọt trong thời gian qua, nếu không có cơ chế kiểm soát tốt có thể đem lại những hệ quả nghiêm trọng.
Bởi vì theo ông Trinh, rất nhiều dự ánFDI Trung Quốc chỉ đi kèm công nghệ lạc hậu với khai thác tài nguyên, vừa thiệt hại tài nguyên, vừa ô nhiễm môi trường. Khoảng 70% các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là tập trung vào các lĩnh vực khai khoáng tài nguyên như dầu mỏ, sắt thép, xi măng, bauxite.
Đồng tình với nhận định trên, trả lời báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng nóiFDI Trung Quốc sẽ vào Việt Nam ngày càng nhiều để kiếm lợi từ sự ưu đãi thuế quan khi Việt Nam vào TPP.
Theo ông Long, Việt Nam cần thiết phải có sự chọn lọc trong việc tiếp nhận FDI, chỉ tiếp nhận những dự án đảm bảo về công nghệ và môi trường, tránh những dự án công nghệ lạc hậu, khai thác ồ ạt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.
Trí Lâm
Ảnh minh họa