Đối với những dự án nguồn điện lớn, vay vốn không có bảo lãnh chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tính đến phương án dùng hợp đồng mua bán điện, cùng với tài sản hình thành nhà máy để thế chấp vay ngân hàng không cần bảo lãnh chính phủ.

EVN muốn thế chấp tài sản, hợp đồng để vay vốn không cần bảo lãnh chính phủ

tuyetnhung | 13/04/2017, 20:10

Đối với những dự án nguồn điện lớn, vay vốn không có bảo lãnh chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tính đến phương án dùng hợp đồng mua bán điện, cùng với tài sản hình thành nhà máy để thế chấp vay ngân hàng không cần bảo lãnh chính phủ.

Đầu năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. Trong đó có quy địnhgiảm mức bảo lãnh Chính phủ từ 80% tổng mức đầu tư của chương trình, dự án xuống còn không quá 70%, tùy theo mức độ quan trọng của chương trình, dự án.

Ông Đinh Quang Tri -Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, trong khi các điều kiện về bảo lãnh và vay vốn của Chính phủ ngày càng khắt khe, EVN còn phải đối mặt với một loạt khó khăn như yếu tố đầu vào của sản xuất điện liên tục gia tăng từ năm 2015, nhưng chưa được đưa vào cân đối trong giá bán điện hiện hành như biến động tỷ giá, giá than, giá khí cho sản xuất điện, thuế tài nguyên nước, chi phí bảo vệ môi trường rừng...

Đáng chú ý, từ ngày 24.12.2016, giá bán than trong nước cho sản xuất điện tăng 7%, kéo theo chi phí sản xuất điện đội lên gần 5.000 tỉ đồng. Trong trường hợp các nhà máy nhiệt điện than tiếp tục được huy động cao thời gian tới, con số này sẽ còn tăng lên đáng kể.

Giai đoạn 2017-2020, để đảm bảo tiến độ các dự án nguồn điện trọng điểm và công trình cấp bách, trung bình mỗi năm, ông Tri cho biết EVN sẽ cần phải huy động vốn đầu tư khoảng 5-6 tỉ USD.

Mặc dù ngành điệnvẫn là một trong những ngành được Chính phủ cho phép bảo lãnh, nhưng theo ông Trihiệnhạn ngạch tín dụng (room) đối với EVN gần như không còn, trong khi còn rất nhiều dự án giao thông, y tế, giáo dục cũng cần được ưu tiên.

Mặt khác, đối với các dự án có bảo lãnh của Chính phủ hoặc vay vốn ODA, trình tự và thủ tục phê duyệt rất lâu, đặc biệt là các dự án với số vốn trên 10.000 tỉ đồng thì phải trình Quốc hội xem xét.

Theo đó, trong giai đoạn 2017-2020, việc thu xếp vốn cho các dự án điện sẽ yêu cầu EVN phải xây dựng chiến lược tài chính mới, đảm bảo kế hoạch thu xếp đủ vốn để bù đắp tăng trưởng điện trong tương lai và đầu tư mới. Trước mắt, đối với những công trình, dự án đã được Chính phủ bảo lãnh và vay vốn ODA sẽ được EVNtiếp tục triển khai.

Theo thông báo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thời hạn vay vốn ODA của Việt Nam còn kéo dài đến năm 2019, sau đó sẽ chuyển sang vay thương mại là chủ yếu. Vì vậy, từ nay đến năm 2019, EVN sẽ phảilàm việc với các tổ chức tài chính và ngân hàng quốc tế như WB, ADB, JICA và các tổ chức tín dụng khác để thu xếp vốn ODA.

Bên cạnh đó, EVN cũng phải đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp để tất cả các đơn vị của tập đoàn đảm bảo được các chỉ tiêu tài chính và đạt được mục tiêu tự phát hành trái phiếu, không cần bảo lãnh chính phủ.

Tuy nhiên, vẫn theo ông Đinh Quang Tri, đây là việc rất khó, yêu cầu các đơn vị phải đạt tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thấp hơn 3 lần, lợi nhuận hàng năm phải đạt từ 10-12% trên vốn sở hữu. Các chỉ tiêu thanh toán nhanh phải đảm bảo có thể sẵn sàng trả nợ bất kỳ lúc nào.

Vì vậy, để đạt được các chỉ tiêu trên, trong năm 2017, EVN cho biết sẽ thuê tư vấn quốc tế đánh giá, xếp hạng tài chính của EVNtương ứng trên thị trường quốc tế xem có thể phát hành loại trái phiếu nào. Những tiêu chí không đảm bảo được theo tiêu chuẩn quốc tếsẽ có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Mục tiêu đến năm 2018 -2019, EVN phải phát hành trái phiếu quốc tế.

Ông Tri nói rằng với nhu cầu vốn trung bình từ 5-6 tỉ USD mỗi năm, bắt buộc EVN phải phát hành trái phiếu quốc tế, khi thị trường trái phiếu trong nước mỗi năm chỉ có 2 tỉ USD.

Đối với những dự án nguồn điện lớn, vay vốn không có bảo lãnh chính phủ, ông Tri nói EVN sẽ phải tính đến phương án thành lập các công ty hạch toán phụ thuộc, ký hợp đồng mua bán điện dài hạn với các tổng công ty điện lực, dùng hợp đồng mua bán điện đó cùng với tài sản để hình thành nhà máy làm thế chấp vay ngân hàng không có bảo lãnh chính phủ.

"Đây là giải pháp huy động vốn vẫn thường được sử dụng trên thị trường quốc tế, nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Vì vậy, EVN sẽ tăng cường làm việc với các tổ chức tài chính quốc tế và trong nước xây dựng chuẩn mực, để có thể triển khai phương án này trong thời gian tới", ông Tri nói.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Cảnh báo thủ đoạn mới giả mạo ứng dụng CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng
Hiện nay, trên mạng internet đã xuất hiện thủ đoạn mới, tinh vi giả mạo nền tảng tải app của Google Play nhằm lừa khách hàng tải ứng dụng mạo danh app CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng sử điện tại khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.​

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EVN muốn thế chấp tài sản, hợp đồng để vay vốn không cần bảo lãnh chính phủ