Các nhà lập pháp châu Âu yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Loan, đẩy lùi các lời "đe dọa" từ phía Trung Quốc.

EU tranh cãi việc thúc đẩy quan hệ với Đài Loan theo chính sách 'Một Trung Quốc'

Hoàng Vũ | 20/10/2021, 11:28

Các nhà lập pháp châu Âu yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Loan, đẩy lùi các lời "đe dọa" từ phía Trung Quốc.

Bắc Kinh đã quyết định dừng các chuyến tàu chở hàng của Trung Quốc đến Lithuania vào tháng 8, sau khi quốc gia vùng Baltic nhỏ bé này tiếp tục với kế hoạch tổ chức “Văn phòng đại diện Đài Loan” tại thủ đô Vilnius. Các doanh nghiệp Lithuania cũng đã báo cáo việc mất giấy phép xuất khẩu trong một số lĩnh vực sang Trung Quốc. Vilnius sau đó cũng đã cáo buộc Bắc Kinh bắt nạt kinh tế.

Trong một bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp hôm 19.10, Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu Margrethe Vestager, thay mặt cho nhà ngoại giao hàng đầu của khối, Josep Borrell, phát biểu, bày tỏ “tình đoàn kết” và “sự ủng hộ” dành cho Lithuania.

untitled.jpg
Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu (EC) Margrethe Vestager - Ảnh: Reuters

“Lithuania và tất cả các quốc gia thành viên nào bị Trung Quốc chèn ép, cần sự hỗ trợ và đoàn kết của chúng ta. EU sẽ tiếp tục đẩy lùi những nỗ lực này và áp dụng các biện pháp trả đũa thích hợp, những biện pháp này hiện đang được chuẩn bị”, bà Vestager cho hay.

Theo SCMP, biện pháp mà Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu đề cập là một dự luật chống cưỡng chế dự kiến công bố ​​vào tháng 12. Dự luật sẽ cho phép EU thực hiện trả đũa đối với hành vi bắt nạt kinh tế

Bà Vestager nói thêm rằng EU “phải giải quyết sự quyết đoán của Trung Quốc và nỗ lực đe dọa các đối tác cùng chí hướng của Đài Loan” và rằng EU muốn “gắn kết hơn nữa với Đài Bắc theo chính sách “Một Trung Quốc của Liên minh châu Âu”.

Trước đó, trong một cuộc gọi với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào tháng trước, Josep Borrell - Đại diện Cấp cao Liên minh châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh – đã bảo vệ kế hoạch mở rộng quan hệ với Đài Loan của khối mặc dù “không có bất kỳ sự công nhận nào về tư cách quốc gia”. Hay nói cách khác, theo ông Borrell, EU “sẽ không tiến hành các cuộc trao đổi chính thức” với Đài Loan.

Hiện nay, trong Nghị viện châu Âu, đã có nhiều cuộc tranh luận về quan điểm ưu tiên dành riêng cho Đài Bắc trong bối cảnh nhiều quốc gia thành viên quan tâm nhiều hơn đối với các mối quan hệ xuyên eo biển Đài Loan. Căng thẳng quân sự Đài Bắc – Bắc Kinh cũng đang trở thành tâm điểm tại EU với việc Trung Quốc đã phải nhận khá nhiều chỉ trích từ nhiều nhà ngoại giao các nước thành viên trong khối vì đã thực hiện liên tiếp các cuộc xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan trong những tuần gần đây.

“Chúng tôi đã chứng kiến ​​nhiều lần máy bay Trung Quốc xâm nhập qua đường trung tuyến và trong vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Mối quan hệ đối đầu - kết hợp với sự cạnh tranh giữa Lithuania với Bắc Kinh - đã giúp củng cố sự ủng hộ đối với Đài Loan giữa các nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu).

Thành viên của Nghị viện châu Âu, ông Michael Gahler - người bị Trung Quốc trừng phạt trong năm nay vì đã chủ trì nhóm hữu nghị với Đài Loan - đã thúc giục EU ký kết một thỏa thuận đầu tư với Đài Loan.

Katalin Cseh, một nhà lập pháp khác của Nghị viện châu Âu cho biết: “Sự hung hăng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh đối với Đài Loan là mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi”.

Một khuyến nghị đã các nhà lập pháp gửi tới Nghị viện châu Âu thúc dục EU “khẩn trương bắt đầu đánh giá tác động, tham vấn cộng đồng và thực hiện phạm vi đối với một hiệp định đầu tư song phương” với Đài Loan, đồng thời lên án "sự hiếu chiến quân sự tiếp tục chống lại Đài Loan" của Trung Quốc cũng như ủng hộ tư cách quan sát viên của Đài Loan tại các tổ chức quốc tế bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới và Interpol. Khuyến nghị này cũng “bày tỏ tình đoàn kết” với Lithuania về kế hoạch thành lập Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Vilnius.

Các nghị sĩ của khối đã viết rằng việc áp dụng luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông đã khiến tuyên bố của luật chống ly khai năm 2005 của Trung Quốc “trao cho Đài Loan quyền tự chủ ở mức độ cao trong trường hợp thống nhất là hoàn toàn không đáng tin cậy”. Họ kêu gọi EU và các nước thành viên tăng cường trao đổi với Đài Bắc "bao gồm cả ở các cấp cao nhất", trong các lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, khoa học và công nghiệp.

“EU cũng phải lên án mạnh mẽ hơn nữa hành động hiếu chiến quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan. Chúng ta phải nhấn mạnh sự cần thiết của tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và Hoa Đông, cũng như tầm quan trọng của việc theo đuổi hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan”, nhà lập pháp Charlie Weimers, tác giả chính của khuyến nghị, cho biết.

Bài liên quan
Bán nhà giá 1 euro cho người Mỹ thất vọng với kết quả bầu cử
Một ngôi làng trên đảo Sardinia của Ý đã nhìn ra cơ hội tiềm năng khi chính trị gia Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU tranh cãi việc thúc đẩy quan hệ với Đài Loan theo chính sách 'Một Trung Quốc'