Báo Guardian ngày 25.11 đưa tin lần đầu tiên một đơn vị đặc nhiệm phản tuyên truyền sẽ được EU chi tiền để chống tin giả, trong đó Nga là đối tượng được chú ý đặc biệt.

EU tăng tiền cho đội đặc nhiệm chống tin giả

Trần Trí | 26/11/2017, 06:58

Báo Guardian ngày 25.11 đưa tin lần đầu tiên một đơn vị đặc nhiệm phản tuyên truyền sẽ được EU chi tiền để chống tin giả, trong đó Nga là đối tượng được chú ý đặc biệt.

Đơn vị đặc nhiệm East Stratcom sẽ được cấp 1,1 triệu euro/năm (từ 2018 đến 2020) cho công tác phòng chống tin giả, tin xuyên tạc của Nga.

Trước đây, lực lượng này chỉ có thể dựa vào sự đóng góp của từng nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) hoặc phải giảm những khoản chi khác.

East Stratcom được lập năm 2015, nhiệm vụ là chống lại tin xuyên tạc, tin giả về EU, tiếp sau việc Nga tham dự chiến tranh ở đông Ukraine, theo Guardian.

Đơn vị 14 người này đặt trụ sở ở Brussels, luôn thiếu kinh phí, và từ lâucác chính khách và những nhà hoạt động xã hội dân chủ ở Đông Âu đã nói đề nghị xử lý, nhưng lãnh đạo EU từng bác một đề nghị của Nghị viện châu Âu: tăng kinh phí lên 800.000 euro cho East Stratcom.

Nay, đơn vị này đang lập kế hoạch chi tiêu một nguồn tiền lớn, nhằm giúp EU tăng cường giám sát truyền thông Nga, phân tích dữ liệu để có thể cung cấp nhận định chi tiết về hoạt động tung tin đồn nhảm, tin giả của Nga.

Ngoài 14 nhân viên chuyên trách, East Stratcom cũng thu hút nhiều người tình nguyện và chuyên gia, để giám sát truyền thông Nga cho trang web EU phản tuyên truyền (EU vs disinformation).

Thông tin về nguồn kinh phí mới cho East Stratcom nổi lên, sau khi Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cảnh báo: một trong những vấn nạn thật sự của châu Âu là “tấn công mạng, tin giả, chiến tranh ủy nhiệm”.

Sau khi dự một hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo các nước EU và Đông Âu, ông Tusk nói: “Chúng ta phải rất cẩn trọng, hết sức cảnh giác và trung thực. Nếu chúng ta muốn tự vệ, muốn giúp các đối tác, chúng ta phải thật sự cảnh giác về những mối đe dọa ngay từ bên trong EU”.

Theo báo Guardian, ý ông Tusk đề cập tuyên bố mới đây của Thủ tướng Anh Theresa May, qua đó bà cáo buộc Nga can thiệp vào những cuộc bầu cử, và tung tin giả trên mạng truyền thông, trong một nỗ lực “vũ khí hóa thông tin” và gây chia rẽ trong phe phương Tây.

Nhưng xem ra ông Tusk nói mạnh hơn bà May, khi ông liên kết “những hoạt động thù địch” của Nga về cuộc trưng cầu dân ý EU, trong khi bà May không hề đề cập cuộc bầu cử, trưng cầu nào trong bài diễn văn của bà.

Quyết định dùng kinh phí EU để chống Nga xuyên tạclà vì đã nổi lên những thông tin sai bằng tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nhavề cuộc trưng cầu dân ý của vùng Catalan.

Khi vụ Catalan hết “nóng”, các nguồn tin EU ghi nhận có sự chuyển sang những thông tin sai về hội nghị thượng đỉnh mới nhất giữa khối EU với lãnh đạo các nước Đông Âu.

Ví dụ: truyền thông Gruzia đưa tin EU hạn chế hàng hóa của Gruzia, trong khi thực tế là nước này được miễn thuế đối với tất cả mọi hàng hóa.

Tiếp sau diễn văn của Thủ tướng May, nước Anh cũng trở thành tâm điểm để truyền hình Nga công kích. Gần đây, người dẫn chương trình Dmitry Kiselyov của bản tin thời sự Vesti Nedeli đã có những lời chỉ trích cá nhân về vẻ ngoài của bà May, và nói với khán giả của đài này: bà May sẽ sớm tham gia nhóm FEMEN, một nhóm phụ nữ chuyên để ngực trần khi vận động nữ quyền.

Bích Ngọc (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU tăng tiền cho đội đặc nhiệm chống tin giả