Kế hoạch này cho phép 3 nước vùng Batlic chấm dứt lệ thuộc nguồn điện do Nga cung cấp, nhất là trong tình trạng khẩn cấp.

EU sẵn sàng san sẻ điện cho các nước vùng Baltic để 'thoát Nga'

Bảo Vĩnh | 01/07/2022, 16:21

Kế hoạch này cho phép 3 nước vùng Batlic chấm dứt lệ thuộc nguồn điện do Nga cung cấp, nhất là trong tình trạng khẩn cấp.

Reuters dẫn 3 nguồn tin biết chuyện, cho biết các công ty điện lực châu Âu sẵn sàng lập tức áp dụng kế hoạch đưa các nước vùng Baltic hòa vào lưới điện của khối Liên minh châu Âu (EU) nếu như Moscow cắt dòng điện cấp cho Latvia, Litva và Estonia.

3 nước này vẫn dựa vào Nga để có nguồn điện ổn định, sau 30 năm tách khỏi Liên Xô và 17 năm kể từ khi gia nhập EU.

Hiện tại, tiếp sau việc Nga gây chiến tại Ukraine, khắp châu Âu đều lo ngại sự lệ thuộc vào bất kỳ nguồn năng lượng nào từ Nga, sau khi Nga giảm cung cấp khí đốt cho vài quốc gia.

Các nước vùng Baltic căng thẳng do Litva xung đột với Nga bằng cách chặn đường tiếp tế hàng hóa đến vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga.

Từ lâu, 3 nước vùng biển Baltic có kế hoạch hòa vào Mạng lưới các nhà vận hành truyền tải điện châu Âu (ENTSO-E) kể từ năm 2025. Các nguồn tin nói kế hoạch này có thể áp dụng khẩn cấp nếu cần thiết, theo đúng kế hoạch đối phó khẩn cấp của ENTSO-E.

Các hệ thống của Nga và châu Âu đều hoạt động ở tần sóng 50 Hertz, nhưng trong khi Moscow điều hành hệ thống của Nga, các lưới điện của châu Âu lại phi tập trung, có nghĩa nhà vận hành điện mỗi quốc gia chịu trách nhiệm bảo đảm hệ thống ổn định.

Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, các nhà vận hành trong hệ thống châu Âu có thể ra tay giúp đỡ. Hồi tháng 3, EU và Ukraine đã kết nối lưới điện với nhau (sớm hơn dự kiến 2 năm rưỡi) giúp Ukraine có thể tiếp nhận điện khẩn cấp từ châu Âu nếu các đợt bắn phá của Nga gây mất điện.

Trên lý thuyết, 3 nước vùng biển Baltic chỉ có thể tách khỏi dòng điện Nga từ năm 2025, tiếp sau sự hoàn tất đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. EU đã hỗ trợ 1,6 tỉ euro (1,68 tỉ USD) cho khoản đầu tư này.

Nhưng các nguồn tin nói 3 nước này có thể sẵn sàng đối phó các tình huống khẩn cấp. Các lưới điện sẽ hoạt động ổn định nhưng thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng thì có nghĩa giá điện sẽ cao hơn.

Năm ngoái,Litva đã lắp đặt và thử nghiệm thành công các phương tiện kết nối lưới điện vùng Baltic với Ba Lan, một thành viên ENTSO-E. Người phát ngôn của Litgrid, nhà vận hành lưới điện Litva, nói cuộc thử nghiệm này đã cho thấy “trong trường hợp khẩn cấp, các nước vùng Baltic sẽ nhận được sự giúp đỡ và có thể hòa vào lưới điện của lục địa châu Âu. Chúng tôi điều phối với các đối tác khu vực và sẵn sàng bảo đảm nguồn cung ổn định trong tất cả các các kịch bản”.

Theo Reuters, việc tách các nước vùng Baltic khỏi lưới điện khu vực cũng là tách khỏi vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga. Vùng này nằm giữa Litva, Ba Lan và biển Baltic, có nghĩa Kaliningrad phải tự điều hành lưới điện. Nga đã hủy trước khi tiến hành kế hoạch ngày 25.6 thử nghiệm khả năng Kaliningrad tự điều hành.

Nga không bình luận về kế hoạch khẩn cấp hòa lưới điện của vùng Baltic vào châu Âu, nhưng Nga nói giữ nguyên các cam kết thực hiện đầy đủ các hợp đồng cung cấp năng lượng.

Trong tháng 6, Nga đã giảm cung cấp khí gas qua Đức thông qua tuyến ống dẫn khí Nord Stream 1, với lý do tập đoàn Siemens Energy của Đức ở Canada trì hoãn sửa chữa và bảo dưỡng các hệ thống máy nén phục vụ công tác bơm khí.

Bài liên quan
Đảo Rắn còn gì sau khi Nga rút quân?
Cả Nga lẫn Ukraine ngày 30.6 đều xác nhận thông tin quân Nga đã rút khỏi đảo Rắn, nhưng tuyên bố mà hai bên đưa ra lại khác nhau.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU sẵn sàng san sẻ điện cho các nước vùng Baltic để 'thoát Nga'