Ngày 25.7, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ vừa phát lệnh bắt 42 nhà báo bị nghi có liên quan đến cuộc đảo chính bất thành vừa qua, trong đó có nhiều nhà báo nổi tiếng. Động thái này khiến châu Âu tức giận và đưa ra cảnh báo với Ankara.

EU nổi nóng vì Thổ Nhĩ Kỳ bắt 42 nhà báo

Hà Ngọc Bách | 25/07/2016, 21:43

Ngày 25.7, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ vừa phát lệnh bắt 42 nhà báo bị nghi có liên quan đến cuộc đảo chính bất thành vừa qua, trong đó có nhiều nhà báo nổi tiếng. Động thái này khiến châu Âu tức giận và đưa ra cảnh báo với Ankara.

Ngày 25.7,Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã tuyên bố rằng nếu Ankara khôi phục án tử hình, nước này sẽ vĩnh viễn không được gia nhập EU. Người đứng đầu EU cũng nhấn mạnh rằng do sự đàn áp phe đối lập sau cuộc đảo chính bất thành Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó có thể gia nhập EU trong thời gian tới.

"Tôi tin rằng tình trạng hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy nước này khó có khả năng sớm trở thành một thành viên của EU và điều này có thể sẽ kéo dài trong một thời gian dài", ông Juncker nói với kênh truyền hình Pháp France 2.

Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ án tử hình như là điều kiện bắt buộc để gia nhập vào khối EU hồi năm 2004, nhưng từ đó tới nay nước này vẫn không thể trở thành một thành viên EU.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ muốn tái lập án tử hình để xử các binh sĩ, chính trị gia bị cáo buộc tham gia vào vụ đảo chính bất thành hôm 15.7.

Hiện những vụ bắt giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn liên tục diễn ra, mới đây cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ Halis Hanci - cố vấn quan trọng của giáo sĩ Fethullah Gulen - người bị Ankara cáo buộc chủ mưu cuộc đảo chính, và Mohammet Sait Gulen - cháu trai ông Gulen.

Từ sau cuộc đảo chính bất thành đến nay đã có 60.000 người bị Thổ Nhĩ Kỳ bắt hoặc nằm trong diện bị điều tra. Theo thông tin chính thức từ Phủ Tổng thống của ông Recep Tayyip Erdogan, tính đến ngày 24.7, Ankara đã bắt giữ tổng cộng 13.165 người có liên quan đến đảo chính.

Trong số này, có 8.838 binh sĩ, 2.101 thẩm phán và công tố viên, 1.485 cảnh sát, 52 quan chức chính quyền địa phương và 689 dân thường.

Văn phòng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết số người bị bắt giữ kể trên sẽ được xét xử trong một phiên tòa công bằng. Dù nhiều nhà quan sát lo ngại việc nâng thời hạng tạm giam từ 4 ngày lên 30 ngày có thể sẽ tạo ra những vụ ép cung và tra tấn.

Tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát lệnh bắt hơn 300 thành viên lực lượng Vệ binh Tổng thống nghi ngờ có liên quan đảo chính, sau đó thông báo giải tán luôn lực lượng này.

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen, hiện đang sống lưu vong ở Mỹ, dàn dựng cuộc đảo chính hôm 15.7, và đòi Mỹ dẫn độ ông này. Phía Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải cung cấp bằng chứng mới cho dẫn độ.

Ông Gulen đã lên tiếng bác bỏ có liên quan tới vụ đảo chính bất thành vừa qua và cáo buộc vụ đảo chính có thể là "cờ giả" được ông Erdogan dàn dựng nhằm diệt phe đối lập.

Nhưng trong một bài phỏng vấn với tờ New York Times, ông Ibrahim Kalin phát ngôn viên của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã bảo vệ hành động của chính phủ nước này sau cuộc đảo chính.

"Hàng ngàn sĩ quan quân đội và đồng phạm trong ngành tư pháp và cơ quan thực thi pháp luật đã bị tạm đình chỉ chức vụ hoặc bắt giữ vì có liên quan đến cuộc đảo chính. Loại bỏ họ giúp chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lành mạnh và minh bạch hơn", ông Kalin nói.

"Những tuyên bố rằng đây là một cuộc đảo chính giả là không đáng tin cậy giống như tuyên bố nực cười về vụ khủng bố ngày 11.9 là do Mỹ dàn dựng", ông Kalin chỉ trích cáo buộc của giáo sĩGulen.

Thiên Hà (theo Daily Mail)
Bài liên quan
Bán nhà giá 1 euro cho người Mỹ thất vọng với kết quả bầu cử
Một ngôi làng trên đảo Sardinia của Ý đã nhìn ra cơ hội tiềm năng khi chính trị gia Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
3 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng đồng ý với phương án Bộ LĐ-TB-XH đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU nổi nóng vì Thổ Nhĩ Kỳ bắt 42 nhà báo