Ngày 18.5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen công bố gói viện trợ tài chính 9 tỉ euro để Ukraine bù đắp thâm hụt ngân sách và duy trì nền kinh tế.

EU đã viện trợ tài chính cho Ukraine 4,2 tỉ euro

Cẩm Bình | 09/11/2022, 09:11

Ngày 18.5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen công bố gói viện trợ tài chính 9 tỉ euro để Ukraine bù đắp thâm hụt ngân sách và duy trì nền kinh tế.

“Đây chỉ là viện trợ trợ ngắn hạn cho hiện tại, giúp đỡ chính phủ Ukraine”, theo Chủ tịch Leyen.

Gần nửa năm sau, gói viện trợ tài chính nêu trên vẫn mắc kẹt ở khâu đàm phán giữa các nước, chính phủ Ukraine mới nhận được 3 tỉ euro.

Sự trì hoãn đã nhận chỉ trích từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky: “Cảm ơn các bạn vì khoản tiền đã phân bổ, nhưng quyết định về 6 tỉ euro còn lại, vốn rất cần thiết trong năm nay, vẫn chưa được đưa ra. Các bạn có quyền hạn đạt thỏa thuận về việc cung cấp khoản viện trợ này cho đất nước chúng tôi”.

euukraine.jpg
Chủ tịch Liên minh châu Âu và Tổng thống Ukraine - Ảnh: Yahoo

Tính đến nay Liên minh châu Âu (EU) đã phát hành 4,2 tỉ euro viện trợ tài chính vĩ mô cho Ukraine, gồm: 3 tỉ euro trong gói Chủ tịch Leyen hứa hẹn, và khoản giải ngân khẩn cấp 1,2 tỉ euro đầu năm nay.

Trang Euronews cho biết vài ngày tới 3 tỉ euro tiếp theo trong gói viện trợ Chủ tịch Leyen hứa hẹn sẽ được công bố cung cấp. Số tiền còn lại chưa rõ thời gian.

Tại Brussels, giới chức châu Âu bác bỏ chỉ trích về sự chậm trễ mặc dù tốc độ giải ngân chậm và Kyiv nhiều lần thúc giục.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính năm 2023 Ukraine mỗi tháng cần 3 - 4 tỉ euro viện trợ từ nước ngoài để duy trì các dịch vụ công. Bên gánh vác chủ yếu là phương Tây. Theo Bộ trưởng Tài chính Phần Lan Annika Saarikko: “Phải tăng tốc viện trợ ngay bây giờ. Mùa đông đang đến và tình hình chẳng hề dễ dàng”.

Viện trợ bằng trợ cấp hay cho vay?

Viện trợ tài chính có một yêu cầu vô cùng khó khăn: đòi hỏi tất cả 27 nước thành viên EU thông qua.

Tiền không đến từ một nguồn ngân sách cụ thể nào của năm nay. Thay vào đó EC sẽ thay mặt tất cả nước thành viên huy động tiền. Về cơ bản họ huy động bằng cách phát hành nợ.

Viện trợ sau đó được chuyển tới Ukraine dưới hình thức khoản vay ưu đãi.

Theo một số nguồn thạo tin, Đức thúc đẩy chuyển từ hình thức cho vay sang hình thức trợ cấp với lý do nền tài chính Ukraine không thể trả nổi nợ.

Đức cũng muốn tính viện trợ từng nước cung cấp riêng vào tổng viện trợ EU. Berlin vào tháng 5 cam kết viện trợ 1 tỉ euro cho Ukraine.

Các nước Albania, Jordan, Moldova, Georgia, Tunisia từng nhận khoản vay dài hạn từ chương trình viện trợ tài chính vĩ mô (MFA) của EU, nhưng không nước nào nhận quá 1 tỉ euro như Ukraine.

Với trường hợp đặc biệt Ukraine, thời hạn khoản vay được kéo dài từ 15 năm lên tối đa 25 năm. Lãi suất do ngân sách EU chi trả, khối cùng thành viên đứng ra đảm bảo 70% giá trị khoản tín dụng.

Trong lúc gói viện trợ cho Ukraine năm 2022 còn đang bế tắc, EU vẫn dự định cung cấp một gói mới trị giá 18 tỉ euro vào năm sau.

Bài liên quan
Bán nhà giá 1 euro cho người Mỹ thất vọng với kết quả bầu cử
Một ngôi làng trên đảo Sardinia của Ý đã nhìn ra cơ hội tiềm năng khi chính trị gia Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU đã viện trợ tài chính cho Ukraine 4,2 tỉ euro