Phía Liên minh Châu Âu (EU) cho rằng việc cho phép xuất khẩu vắc xin lẫn nguyên liệu là điều quan trọng cần làm ngay.

EU: Bỏ hạn chế xuất khẩu vắc xin COVID-19 trước, bỏ quyền sở hữu trí tuệ sau

Cẩm Bình | 09/05/2021, 15:23

Phía Liên minh Châu Âu (EU) cho rằng việc cho phép xuất khẩu vắc xin lẫn nguyên liệu là điều quan trọng cần làm ngay.

Tại cuộc họp diễn ra ở Porto ngày 8.5, một loạt nhà lãnh đạo - kể cả vài người từng tỏ ra cởi mở với ý tưởng tạm đình chỉ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 - bày tỏ thất vọng khi Tổng thống Biden lại đưa ra một đề xuất chẳng phải là ưu tiên.

Thủ tướng Ý Mario Draghi cho rằng không cấm xuất khẩu quan trọng hơn: “Trước lúc tiến tới tự do hóa vắc xin thì việc đơn giản hơn nên được thực hiện trước – chẳng hạn như hạn chế xuất khẩu mà Mỹ và Anh đang duy trì. Tôi nghĩ đây mới là điều đầu tiên phải làm, tạm đình chỉ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế không đảm bảo giúp ích cho sản xuất vắc xin”.

Anh và Mỹ đều không ban hành lệnh cấm chính thức. Tuy nhiên Nhà Trắng viện dẫn Đạo luật Bảo vệ quốc phòng để buộc các đơn vị sản xuất giao đủ đơn hàng trong nước trước, Luân Đôn lúc ký hợp đồng với AstraZeneca cũng đặt điều khoản phải ưu tiên nhu cầu của nước này.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tỏ rõ ý phản đối: “Tôi không nghĩ tạm đình chỉ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là giải pháp đem lại nhiều vắc xin hơn. Hơn nữa tôi cho rằng năng lực sáng tạo của các doanh nghiệp rất cần thiết, do vậy cần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”.

“Hiện tại phần lớn dân số Mỹ đã được tiêm chủng, tôi hy vọng ta có thể tiến hành trao đổi và mở cửa thị trường cho vắc xin”, Thủ tướng Merkel kêu gọi. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có cùng quan điểm.

1000.jpeg
Cuộc họp cấp cao của EU tại Porto ngày 8.5 - Ảnh: AP

Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel tuyên bố khối sẵn lòng bàn luận đề xuất tạm đình chỉ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên ông cũng đánh giá đây không phải giải pháp hiệu quả về ngắn hạn, thay vào đó các bên liên quan nên tạo điều kiện xuất khẩu vắc xin.

Không chỉ giới chính trị gia châu Âu, giới chuyên gia về pháp lý và chuỗi cung ứng dược phẩm cũng không đánh giá cao hiệu quả mà biện pháp tạm đình chỉ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - nếu chỉ triển khai đơn lẻ - đem lại. Họ cho biết rào cản lớn nhất ngăn nguồn cung vắc xin tăng lên là tình trạng thiếu nguyên liệu và cơ sở sản xuất, nên các nước giàu có như Mỹ nên đầu tư sản xuất ở quốc gia thu nhập thấp, dùng nguồn tài chính dồi dào làm tăng sản lượng.

Bài liên quan
Bán nhà giá 1 euro cho người Mỹ thất vọng với kết quả bầu cử
Một ngôi làng trên đảo Sardinia của Ý đã nhìn ra cơ hội tiềm năng khi chính trị gia Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU: Bỏ hạn chế xuất khẩu vắc xin COVID-19 trước, bỏ quyền sở hữu trí tuệ sau