Chính phủ Mỹ đã duyệt thương vụ bán thiết bị và hỗ trợ huấn luyện trị giá 95 triệu USD để duy trì hoạt động của tên lửa phòng không cho Đài Loan.

Được Mỹ duyệt thương vụ hỗ trợ tên lửa, Đài Loan tuyên bố đánh trả nếu bị thách thức "4 điều tồn tại"

Hoàng Vũ | 06/04/2022, 12:11

Chính phủ Mỹ đã duyệt thương vụ bán thiết bị và hỗ trợ huấn luyện trị giá 95 triệu USD để duy trì hoạt động của tên lửa phòng không cho Đài Loan.

Trong thông cáo hôm 5.4, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mỹ) cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã phê duyệt hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện và cung cấp trang thiết bị cho hệ thống phòng không Patriot trị giá lên tới 95 triệu USD cho Đài Loan.

"Thương vụ này sẽ giúp duy trì mật độ tên lửa cũng như bảo đảm khả năng sẵn sàng tác chiến của bên nhận hàng. Đài Loan sẽ tận dụng các trang thiết bị và các gói huấn luyện nhằm tăng cường khả năng đối phó với những mối đe dọa trong khu vực, và củng cố khả năng phòng thủ", thông cáo DSCA cho hay.

1594347612-5f07d05cf11b6.jpg

Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot của lực lượng phòng vệ Đài Loan - Ảnh: Taiwan News

Hồi tháng 2, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã chấp thuận thương vụ bán thiết bị và dịch vụ trị giá 100 triệu USD để Đài Loan duy trì, bảo dưỡng và cải tiến các hệ thống tên lửa phòng không Patriot.

 Trung Quốc từ lâu đã luôn coi Đài Loan là phần lãnh thổ không thể tách rời và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để "thống nhất". Thời gian gần đây, Bắc Kinh đã liên tục gia tăng sức ép quân sự bằng các cuộc tập trận đổ bộ hoặc các chuyến bay áp sát hòn đảo với số lượng chiến đấu cơ cao kỷ lục. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang nỗ lực cô lập ngoại giao Đài Loan đối với thế giới.

Dù không thiết lập quan hệ chính thức với đảo Đài Loan, nhưng Mỹ hiện vẫn là bên cung cấp vũ khí lớn nhất cho vùng lãnh thổ tự trị này phòng vệ bất chấp phản đối từ phía Trung Quốc.

Đáng chú ý người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp Joseph Wu hôm 4.4 khẳng định người dân Đài Loan, bất kể nhóm dân tộc hay đảng phái chính trị, nói chung “không chấp nhận sự cai trị của Bắc Kinh”

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo ESTIA của Hy Lạp, ông Ngô nói rằng tình hình ở Hồng Kông đã làm cho người Đài Loan thấy rõ “bản chất của chính quyền Bắc Kinh”. Ông cho rằng việc Bắc Kinh đàn áp nền dân chủ và nhân quyền của Hồng Kông đã đi ngược lại với nguyên tác "Một quốc gia, hai chế độ" mà Trung Quốc đại lục vốn đang thúc đẩy.

Theo quan chức ngoại giao Đài Loan, hòn đảo cũng đang phải đối mặt với các mối đe dọa quân sự nghiêm trọng từ Trung Quốc dưới hình thức chiến thuật vùng xám, bao gồm cả xâm nhập vùng nhận dạng phòng không. Do đó, Đài Loan cam kết cải thiện khả năng tự vệ và phát triển khả năng tác chiến phi đối xứng để xây dựng khả năng răn đe.

Ông Ngô cho biết Đài Loan sẽ đánh trả nếu Trung Quốc thách thức “bốn điều tồn tại” mà lãnh đạo Thái Anh Văn liệt kê trong bài phát biểu hồi năm 2019. Bốn điều này bao gồm: Trung Quốc phải công nhận sự tồn tại của Đài Loan; tôn trọng các giá trị của dân chủ và tự do mà 23 triệu người dân Đài Loan yêu quý; giải quyết các khác biệt xuyên eo biển theo phương thức hòa bình và công bằng; và tham gia vào các cuộc đàm phán với Đài Loan hoặc một tổ chức được chính phủ ủy nhiệm.

“Đài Loan sẽ kiên quyết bảo vệ lối sống tự do và dân chủ của mình và sẽ không bao giờ khuất phục trước sự đe dọa và ép buộc của Trung Quốc", người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp tuyên bố.

Ông Ngô cũng nói thêm rằng cộng đồng quốc tế đã nhận ra tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, thể hiện qua những khẳng định trong các hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nhật, Nhật - Úc và Anh - Úc cũng như các cuộc gặp song phương tương tự.

"Chúng tôi hy vọng rằng các đối tác dân chủ sẽ tiếp tục hỗ trợ Đài Loan và làm việc cùng nhau để bảo vệ an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương và các giá trị được chia sẻ", ông Ngô nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Được Mỹ duyệt thương vụ hỗ trợ tên lửa, Đài Loan tuyên bố đánh trả nếu bị thách thức "4 điều tồn tại"