Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được tiêm vắc xin COVID-19 tại bệnh viện Zonal ở thành phố Dharamshala phía bắc Ấn Độ, bang Himachal Pradesh, nơi ông cư trú.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đăng clip tiêm vắc xin COVID-19 dù 85 tuổi: Mối lo về độ an toàn, hiệu quả của Covaxin

Nhân Hoàng | 06/03/2021, 15:27

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được tiêm vắc xin COVID-19 tại bệnh viện Zonal ở thành phố Dharamshala phía bắc Ấn Độ, bang Himachal Pradesh, nơi ông cư trú.

Trong tin nhắn video sau khi tiêm vắc xin COVID-19, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng 85 tuổi nói rằng những người bạn thân tín của mình, bao gồm cả các bác sĩ, đề nghị ông nên tiêm phòng như một biện pháp phòng ngừa COVID-19.

Sau khi được tiêm vắc xin COVID-19, Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên mọi người đến tiêm vì lợi ích cộng đồng.

"Nhiều người nên có can đảm để tiêm vắc xin này", Đức Đạt Lai Lạt Ma cho hay.

duc-dat-lai-lat-ma-tiem-vac-xin-covid-19-du-85-tuoi.jpg
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong ở Ấn Độ - Đức Đạt Lai Lạt Ma được tiêm vắc xin

Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm ơn Chính phủ Ấn Độ và cơ quan điều hành bang Himachal Pradesh đã tạo điều kiện để tiêm liều vắc xin đầu tiên cho nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng.

Chưa rõ Đức Đạt Lai Lạt Ma tiêm vắc xin Covaxin của công ty dược Bharat Biotech (Ấn Độ) hay Covishield do Đại học Oxford (Anh) và hãng dược AstraZeneca phát triển. Đây là 2 loại vắc xin được phê duyệt để sử dụng khẩn cấp ở Ấn Độ. Nhiều người suy đoán Đức Đạt Lai Lạt Ma được tiêm Covaxin, loại dùng cho Thủ tướng Ấn Độ - Narendra Modi.

Gần đây, nhiều người già ở Na Uy (23) và Thụy Sĩ (16) đã chết sau khi tiêm vắc xin Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) và Moderna (Mỹ).

Các chuyên gia vắc xin Trung Quốc nói cái chết của 16 người già ở Thụy Sĩ cuối tháng 2 sau khi được tiêm vắc xin Pfizer/BioNTech và Moderna nhấn mạnh mối nguy hiểm tiềm tàng của vắc xin mRNA với nhóm tuổi này.

Một nhà miễn dịch học Trung Quốc nói rằng việc sử dụng quy mô lớn vắc xin mRNA có nguy cơ gây rối loạn chức năng miễn dịch bất thường, dị ứng hoặc thậm chí tử vong, đặc biệt là ở người cao tuổi và những người mắc các bệnh nền. Nhà miễn dịch học đề nghị những người có bệnh nền, lớn tuổi và có khả năng miễn dịch dễ bị tổn thương không nên tiêm vắc xin này.

Cả vắc xin của Pfizer/BioNTech và Moderna đều được phát triển dựa trên công nghệ RNA thông tin (mRNA) và sử dụng với hai liều.

Vì thế, có khả năng Covaxin an toàn với người già nên Đức Đạt Lai Lạt và Thủ tướng Narendra Modi mới dám tiêm.

Hôm 1.3, Thủ tướng Narendra Modi đã được tiêm mũi Covaxin đầu tiên tại Viện Nghiên cứu y tế quốc gia AIIMS ở Thủ đô New Delhi.

Trên trang Twitter cá nhân, ông Narendra Modi viết: "Tôi đã tiêm liều vắc xin COVID-19 liều đầu tiên. Đáng chú ý là cách các bác sỹ và nhà khoa học của chúng ta đã làm việc trong thời gian rất ngắn để giúp cuộc chiến toàn cầu chống COVID-19 sớm kết thúc. Tôi kêu gọi tất cả những ai có đủ điều kiện hãy đi tiêm phòng. Cùng nhau, chúng ta hãy giúp Ấn Độ vượt qua đại dịch COVID-19".

duc-dat-lai-lat-ma-tiem-vac-xin-covid-19-du-85-tuoi1.jpg
Thủ tướng Narendra Modi đã được tiêm vắc xin Covaxin mũi đầu tiên hôm 1.3

Ấn Độ bắt đầu đợt tiêm vắc xin COVID-19 lớn nhất thế giới từ ngày 17.1. Song thời gian qua có nhiều người Ấn Độ nằm trong danh sách được gọi đi tiêm nhưng không đến vì sợ không hiệu quả và không an toàn cho tính mạng.

Từ ngày 1.3, Ấn Độ cũng chính thức bắt đầu giai đoạn 2 của chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 với nhóm đối tượng trên 60 tuổi cùng những người từ 45 đến 59 có mắc các bệnh lý nền.

Trong giai đoạn 2 của chương trình tiêm chủng, Chính phủ Ấn Độ cũng mở rộng số điểm tiêm chủng vắc xin tới hơn 16.000 bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước nhằm tăng tốc độ tiêm chủng.

Hiện Ấn Độ ghi nhận 11.192.088 ca mắc COVID-19 (cao thứ 2 thế giới sau Mỹ) với 157.693 người chết và 10.854.128 trường hợp hồi phục. Số bệnh nhân COVID-19 mới mỗi ngày ở Ấn Độ đã giảm đáng kể.

Ngoài tiêm vắc xin thì nguyên nhân giúp số bệnh nhân giảm đột ngột như vậy có khả năng nhờ quy định bắt buộc mọi người đeo khẩu trang nơi công cộng, cùng hình thức phạt nặng với các hành vi vi phạm ở một số thành phố Ấn Độ.

Covaxin được Ấn Độ phê duyệt khi đang trong quá trình thử nghiệm gây hoang mang

Bharat Biotech cho biết kết quả tạm thời từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy Covaxin an toàn và hiệu quả, có khả năng loại bỏ trở ngại với chiến dịch tiêm chủng đầy tham vọng của Ấn Độ.

Chiến dịch tham vọng nhưng đầy khó khăn của Ấn Độ nhằm tiêm chủng cho quần thể rộng lớn chống lại COVID-19 để củng cố danh tiếng của chính mình với tư cách là một nhà sản xuất, nhà sáng tạo vắc xin.

Bharat Biotech khẳng định kết quả ban đầu từ các thử nghiệm lâm sàng với gần 26.000 người cho thấy Covaxin vừa an toàn vừa hiệu quả. Hãng dược này nói Covaxin đạt tỷ lệ hiệu quả ban đầu là 81%.

Bharat Biotech cho biết kết quả từ phân tích tạm thời vẫn chưa được xem xét lại. Chưa rõ Covaxin sẽ chứng minh hiệu quả như thế nào trong kết quả phân tích cuối cùng.

Covaxin đã được các quan chức chính phủ phê duyệt trước khi được công khai là an toàn hoặc hiệu quả. Nhiều người ở Ấn Độ, bao gồm cả nhân viên y tế tuyến đầu, đã lo sợ Covaxin có thể không hiệu quả, không an toàn hoặc tệ hơn, làm chậm chiến dịch tiêm chủng cho 1,3 tỉ người nước này.

Các quan chức ở Brazil, nơi đã mua nhiều liều Covaxin, gần đây đã đặt câu hỏi liệu loại vắc xin này có thực sự hiệu quả không.

Tiến sĩ Anant Bhan, nhà nghiên cứu sức khỏe tại Cao đẳng Y tế Melaka Manipal ở miền nam Ấn Độ, cho biết kết quả tuần này có thể làm giảm bớt một số lo ngại đó. Tuy nhiên, ông nói các câu hỏi sẽ còn tồn tại trên Covaxin cho đến khi nghiên cứu hoàn thành.

Anant Bhan nói: “Dữ liệu này sẽ cần được kiểm tra bởi cơ quan quản lý ở Ấn Độ và sau đó có thể có tác động đến các quyết định quản lý liên quan đến vắc xin”.

Nếu kết quả đúng, chúng cũng có thể mang lại lợi ích cho Thủ tướng Narendra Modi và đảng theo chủ nghĩa dân tộc Hindu của ông. Ông Modi đã nhấn mạnh việc làm cho Ấn Độ tự chủ và một loại vắc xin hiệu quả do nước này phát triển có thể giúp ích cho chiến dịch đó.

Việc Ấn Độ phê duyệt Covaxin và vắc xin Oxford/AstraZeneca trong cùng một ngày đầu tháng 1. Tại Ấn Độ, vắc xin Oxford/AstraZeneca
có tên Covishield và được sản xuất ở đây cùng những nơi khác. Khi đợt tiêm chủng bắt đầu chưa đầy hai tuần sau đó, hầu hết mọi người không được phép chọn vắc xin mà họ sẽ tiêm.

Động thái này vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ các cơ quan dược phẩm và các chuyên gia y tế hàng đầu, những người đặt câu hỏi về logic khoa học đằng sau việc phê duyệt một loại vắc xin vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.

Các quan chức Ấn Độ thường phớt lờ những lời chỉ trích mà không giải thích sự vội vàng. Thay vào đó, họ miêu tả sự tán thành Covaxin qua lăng kính chủ nghĩa dân tộc, nói rằng nó cho thấy sự nổi lên của Ấn Độ như một cường quốc khoa học.

Để hỗ trợ cho Covaxin, ông Modi đã công khai dùng mũi tiêm vào hôm 1.3. Hình ảnh các bộ trưởng liên bang khác và người đứng đầu chính quyền khu vực tiêm vắc xin do Ấn Độ sản xuất đã được đăng tải trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, Gargeya Telakapalli, chuyên gia y tế công cộng, cho biết việc phê duyệt khẩn cấp Covaxin đã làm dấy lên sự nghi ngờ của các nhân viên tuyến đầu và đặt ra câu hỏi về quy trình quản lý của Ấn Độ. Điều đó làm tăng thêm sự không chắc chắn cho quá trình tiêm chủng nói chung.

Ông Telakapalli, người làm việc tại Ấn Độ với Phong trào Sức khỏe Nhân dân, một mạng lưới toàn cầu gồm các nhà hoạt động sức khỏe toàn cầu, nói: “Tôi biết nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe không tin tưởng lắm khi dùng Covaxin và ưa chuộng Covishield. Việc gấp rút phê duyệt đã không giúp được gì cho Covaxin, dù không ai nói rằng vắc xin này có vấn đề gì”.

Một phần vì nguy cơ tiêm vắc xin không được chứng minh là an toàn, nhiều người ở Ấn Độ đã từ chối tiêm vắc xin, dẫn đến làm chậm quá trình triển khai chiến dịch. Nỗ lực tiêm phòng cho dân số khổng lồ của đất nước đã gặp nhiều thách thức về mặt hậu cần, liên quan đến việc vận chuyển liều đến những nơi xa xôi trong khi kiểm soát môi trường xung quanh họ.

Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 300 triệu người vào tháng 8.2021. Tính đến 3.3, khoảng 16 triệu người Ấn Độ đã tiêm vắc xin COVID-19. Với tốc độ đó, việc bao phủ dân số có thể mất nhiều năm.

Các nhà chức trách đã mở rộng khả năng đủ điều kiện từ những người lao động thiết yếu bao gồm những người trên 60 tuổi và những người trên 45 tuổi có nguy cơ sức khỏe đáng kể.

duc-dat-lai-lat-ma-tiem-vac-xin-covid-19-du-85-tuoi12.jpg
Một trung tâm tiêm chủng ở thành phố Mumbai, Ấn Độ hôm 4.3

Tuần trước, ban cố vấn cho Tổ chức Kiểm soát Tiêu chuẩn Thuốc Trung ương, cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ, đã từ chối yêu cầu của Bharat Biotech về việc thử nghiệm Covaxin trên trẻ em từ 5 đến 18 tuổi, nói rằng công ty trước tiên nên gửi báo cáo về hiệu quả của vắc xin.

Sự không chắc chắn có thể cản trở tham vọng bán Covaxin của Bharat Biotech cho các quốc gia như Brazil. Tuần trước, các công tố viên ở Brazil đã tìm cách đình chỉ ngay lập tức việc mua Covaxin sau khi chính phủ ký hợp đồng mua 20 triệu liều.

Phát triển Covaxin với Viện Virus học Quốc gia và Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, Bharat Biotech đã cung cấp 5,5 triệu mũi vắc xin cho chiến dịch tiêm chủng của Chính phủ Ấn Độ.

Hôm 3.3, Bharat Biotech cho biết giai đoạn cuối của thử nghiệm Covaxin đã có sự tham gia của 25.800 tình nguyện viên trên khắp đất nước.

Các quan chức tại Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ thông báo rằng nỗ lực kéo dài 8 tháng để sản xuất một loại vắc xin sản xuất trong nước là một minh chứng cho sự nổi lên của quốc gia này như một siêu cường vắc xin toàn cầu.

Việc phát triển và triển khai Covaxin đảm bảo rằng Ấn Độ có một vũ khí mạnh mẽ ở kho của mình trong tình huống đại dịch liên tục phát triển và sẽ giúp chúng ta giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại COVID-19”, Tiến sĩ Samiran Panda, một quan chức tại hội đồng, cho biết.

Bài liên quan
Mỹ thúc đẩy đối thoại giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Trung Quốc, Bắc Kinh nổi giận
Hôm 15.10, Trung Quốc cáo buộc Mỹ tìm cách gây bất ổn cho Tây Tạng, sau khi chính quyền Trump bổ nhiệm một quan chức nhân quyền cấp cao làm đặc phái viên đặc biệt về các vấn đề Tây Tạng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đức Đạt Lai Lạt Ma đăng clip tiêm vắc xin COVID-19 dù 85 tuổi: Mối lo về độ an toàn, hiệu quả của Covaxin