Ngày 8.12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi đi kiểm tra đột xuất tại 4 bệnh viện lớn ở Hà Nội là: Bệnh viện K, Bệnh viện E, Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Bệnh viện Hữu nghị.

Đưa phong bì là tệ nạn xã hội chứ không chỉ của ngành y

Hải Yến | 09/12/2016, 12:07

Ngày 8.12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi đi kiểm tra đột xuất tại 4 bệnh viện lớn ở Hà Nội là: Bệnh viện K, Bệnh viện E, Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Bệnh viện Hữu nghị.

Tại các bệnh viện, ngoài việc ghi nhận có nhiều bệnh nhân phải nằm ghép thì việc các bệnh nhân có chia sẻphải biếu phong bì cho bác sĩ để được "quan tâm" hơn là có. Một số bệnh nhân cũng phàn nàn rằng họ phải chờ rất lâu mới được khám bệnh, phải chi tiền lót tay để được khám nhẹ nhàng và không phải chờ đợi lâu... Lãnh đạo Bộ Y tế cũng từng thừa nhận dẹp nạn phong bì trong ngành y là cuộc chiến lâu dài bởi nó đã thành một thứ bệnh nan y lâu năm trong bối cảnh nhiều bệnh viện quá tải, lương nhân viên y tế còn thấp, chế độ đãi ngộ chưa được cao…

Trước đó, Bộ Y tế đã phát động phong trào "Nói không với phong bì" tại các bệnh viện. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng từng phát biểu: “Bệnh nhân và người nhà dứt khoát không đưa phong bì và nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận thì chụp ảnh và gửi lại cho chúng tôi”. Bộ trưởng cho rằngviệc cán bộ y tế nhận phong bì là hình ảnh khó chấp nhận. Chính bà cũng tận mắt chứng kiến câu chuyện phong bì trong bệnh viện. “Tôi cũng thấy tận mắt bệnh nhân cho 50.000 đồng vào sổ khám bệnh thì được vào khám trước còn không thì cứ chờdài dài”.

Bộ trưởng Bộ Y tế đi kiểm tra đột xuất tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội

Theo một khảo sát do Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế thực hiện, tại cả ba cơ sở của Bệnh viện K, ngay trước khi đoàn kiểm tra của Bộ trưởng tới làm việc ngày 8.12, cơ sở 3 của bệnh viện là cơ sở mới xây, hiện đại nhất nhưng người bệnh lại thấy phiền lòng nhất. Các vấn đề bức xúc nhất họ gặp phải là bị cả bác sĩ và hộ lý quát mắng, có sự phân biệt giữa người biếu tiền và không biếu tiền, thủ tục chuyển khoa rườm rà…

Tại các bệnh viện lớn, tình trạng bệnh nhân đưa phong bì để cảm ơn y - bác sĩ đã trở thành một thứ luật bất thành văn mà không phải nói thìai cũng biết. Ví dụ đưa phong bì 3-5 triệu cho 1 kíp mổ đẻ, mổ khối u… hay trợ lý, y tá, điều dưỡng để người nhà được chăm sóc tốt hơn. Một người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng thừa nhận: “Không có mức giá chung nào nhưng ít nhiều gì cũng phải “cảm ơn” để được bác sĩ tận tình hơn khi người thânmình lên bàn mổ”.

Thực tế là mấy năm gần đây, qua đường dây nóng, Bộ Y tế đã mạnh tay xử lý không ít cán bộ y tế vi phạm y đức, chấn chỉnh nạn phong bì trong bệnh viện. Nhiều bệnh viện cũng đã chủ động lắp camera theo dõi tại các khoa khám bệnh, hành lang để phát hiện hành vi vi phạm. Dù vậy, tình trạng đưa phong bì ở bệnh viện vẫn diễn ra khá phổ biến.

Chia sẻ với phóng viên về vấn đề này, bác sĩ Vũ Xuân Phú, Phó giám đốc Bệnh việnPhổi Trung ương, cho rằng vì thiếu niềm tin, cảm nhận thái độ thiếu sự thân thiện của bác sĩ cũng như thấy mọi thứ không minh bạch, sòng phẳng nên người dân đành phải “mua” sự yên tâm bằng cái phong bì. Dù họ lên án hành vi nhũng nhiễu, làm khó để lấy tiền của người bệnh, vi phạm y đức nhưng thực tế khó có thể tránh tiêu cực khi người nhà, người bệnh vẫn cứ lo lót, “bồi dưỡng”.

“Có thể hạn chế tối đa tình trạng “phong bì bệnh viện” khi lãnh đạo bệnh viện quán triệt nghiêm túc tới toàn thể cán bộ nhân viên, quản lý tốt, giám sát chặt và khi phát hiện trường hợp nào sai phạm thìkiên quyết xử lý thật nghiêm, không có băn khoăn hay nể nang” – bác sĩ Phú đưa ý kiến.

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới, GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam khẳng định, việc nói không với phong bì tại các bệnh viện là vô cùng cần thiết nhưng lại rất khó dẹp bỏ, nói về việc "cảm ơn" từ các bệnh nhân chỉ là vấn đề về y đức chứ không phải là các vấn đề do nhân lực hay cơ sở vật chất.

“Mỗi ngày, gia đình bệnh nhân phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức như tiền viện phí, thuốc men, sinh hoạt, ăn uống... Giờ lại phải thêm một khoản không rõ ràng mang tên "phong bì" nữa thì làm sao họ gánh nổi?”, GS Phạm Mạnh Hùng băn khoăn.

“Chúng ta đều thấy ngành yđã rất quyết liệt trong việc xử lý các tiêu cực trong thời gian qua. Hiện vào bệnh viện có thể thấy thái độ của y, bác sĩ, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh đã tốt hơn, dù những hạn chế, tiêu cực vẫn còn. Hơn nữa, không phải chỉ ngành ymới có nạn “phong bì” mà đây là vấn nạn của cả xã hội, nên đừng gắn ngành yvới “phong bì” như một nét đặc trưng của ngành. Anh là thầy thuốc nhưng lại gây khó dễ cho bệnh nhân, đáng lẽ có thể khám được ngay, xếp lịch mổ luôn nhưng cứ bảo bệnh nhân chờ thêm, đợi bệnh nhân đút lót phong bì mới khám, mới mổ… thì đó là hành vi sai phạm. Và đương nhiên sai phạm này cần phải xử lý nghiêm”, GS Phạm Mạnh Hùng nói.

Theo GS Hùng, để khắc phục vấn nạn này trong bệnh viện không dễ, nhưng nếu có một chiến lược phát triển tổng thể, đồng bộ như: giáo dục, đào tạo, đời sống cho người thầy thuốc, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính... và đượctoàn xã hội quan tâm, trong đó có cả người nhà bệnh nhân thì hoàn toàn có thể giải quyết được.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đưa phong bì là tệ nạn xã hội chứ không chỉ của ngành y