Như báo điện tử Một Thế Giới đã thông tin, 3 cán bộ thanh tra giao thông ở TP.Cần Thơ đã bị bắt vì có hành vi “bảo kê”, vòi vĩnh… gần 3,5 tỉ đồng của các nhà xe, doanh nghiệp. Vậy những người nộp tiền cho thanh tra giao thông có bị tội gì không?

Đưa hối lộ cho thanh tra giao thông bị xử lý như thế nào?

Hồ Hùng | 25/07/2016, 11:09

Như báo điện tử Một Thế Giới đã thông tin, 3 cán bộ thanh tra giao thông ở TP.Cần Thơ đã bị bắt vì có hành vi “bảo kê”, vòi vĩnh… gần 3,5 tỉ đồng của các nhà xe, doanh nghiệp. Vậy những người nộp tiền cho thanh tra giao thông có bị tội gì không?

Ông Lư Thành Đồng, Giám đốc Sở GTVT TP.Cần Thơ, cho biết đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác 3 tháng đối với 3 thanh tra giao thông Võ Hoàng Anh, Lý Hoàng Minh và Đoàn Vũ Duy, do bị Công an Cần Thơ bắt liên quan đến vụ án nhận hối lộ gần 3,5 tỉđồng từ các nhà xe.

Võ Hoàng Anh, 1 trong 3 thanh tra giao thông đã bị bắt

Với những người có hành vi đưa hối lộ, phía công an ban đầu xác định có Nguyễn Hoàng Duy, chủ nhà máy nước đá 300 Tầm Vu; Nguyễn Hữu Thành, chủ cửa hàng VLXD Nam Thành; Hồ Minh Hiếu, chủ vựa cá chợ Tân An và Nguyễn Thanh Hùng, người của cửa hàng VLXD Phước Quý.

Trước đó,Lý Hoàng Minh đãbị các trinh sát bắt quả tang nhận hối lộ từ anh Thanh Hùng1 triệu đồng. Khám xét trong người thì công an phát hiện Minh đã nhận hối lộ của nhiều người trước đó với số tiền 17,5 triệu đồng…

Theo cơ quan điều tra, tùy theo mức độ và bản chất của việc đưa tiền là chủ động hay bị ép buộc mà cơ quan điều tra sẽ có hướng xử lý phù hợp theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cơ quan điều tra kêu gọi những ai đã từng đưa tiền cho “cò” hoặc đưa trực tiếp cho các thanh tra giao thông nên đứng ra chủ động tố giác hành vi của họ để được pháp luật khoan hồng, xem xét không xử lý.

Còn nếu để công an chứng minh được hành vi đưa tiền trái quy định của pháp luật sẽ bị xử lý hình sự. Đối với những ai tham gia mạng lưới “cò”, nhận tiền từ các nhà xe, nên đứng ra tự thú để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.

"Cò" Nguyễn Văn Cần cũng bị bắt

Anh V.H., mộtchủ nhà xe cho biết từ trước đến giờ ở Cần Thơ, anh em làm nghề này mà không chịu chung chi cho thanh tra giao thông thì có phá sản hoặc tự đóng cửa.

“Nếu mình không đồng ý chi, chở đúng tải cũng bị họ làm khó kéo xe về cân rồi thả ra nhưng mấtthời gian cả buổi làm việc. Ngày nào cũng thế thì ai mà chịu nổi? Lúc đầu, tôi không chịu chung chi tiền bảo kê cho “cò” thì họ làm khó ngày này sang ngày khác. Quá mất thời gian, chi phí mà cònbị khách hàng phàn nàn… nên tôi đành phải chung chi”, anh V.H. nói.

Còn anh M.K.cho biết mình có 2 cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ở quận Ninh Kiều, “cò” vô tới tận nơi đặt vấn đề bảo kê, thỏa thuận giá cả với thái độ áp đặt. “Vì thế tôiphải chở quá tải mới đủ tiền đóng hụi chết hàng tháng mấy triệu đồng/xe. Dân làm xe tải cũng như kinh doanh vật liệu xây dựng bức xúc lắm nhưng chẳng ai dám nói”, anh nói.

Với xe tải nhỏ thì chung chi khoảng 1 triệu đồng/xe/tháng, còn nếu xe tải “3 chân” trở lên, container, xe trộn bê tông phải chịu giá 3 triệu đồng/xe/tháng. Nhà xe nào có nhiều đầu xe thì việc chung chi được tính theo giá “sỉ”, chỉ bằng một nửa số tiền trên tổng số đầu xe.

Đại tá Trần Ngọc Hạnh, Giám đốc Công an Cần Thơ, cho biết: “Nếu không chịu chung chi thì xe chở trấu cũng bị bắt, còn đã chung chi thì xe quá tải cũng được ngó lơ”.

Thanh Nguyễn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đưa hối lộ cho thanh tra giao thông bị xử lý như thế nào?