Ngành du lịch TPHCM đang nỗ lực kết thúc năm 2018 với con số 7,5 triệu lượt khách. Giai đoạn 2013- 2018, lượng khách có tăng nhưng mức chi tiêu không đáng kể, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Du lịch TP.HCM: Vì sao mức chi tiêu không tương xứng với sự tăng trưởng lượt khách?

Dan tri | 21/12/2018, 09:50

Ngành du lịch TPHCM đang nỗ lực kết thúc năm 2018 với con số 7,5 triệu lượt khách. Giai đoạn 2013- 2018, lượng khách có tăng nhưng mức chi tiêu không đáng kể, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM đã có những chia sẻ về vấn đề này.

PV:Trong giai đoạn 2013-2018, lượng khách quốc tế đến với Việt Nam tăng theo từng năm nhưng mức chi tiêu lại không tăng đáng kể, nguyên nhân vì đâu thưa ông?

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ:Mức chi tiêu có tăng, trước đây là trung bình 140 USD, bây giờ là 145 USD. Mức này có tăng nhưng nó không nhiều.

Có thể những dịch vụ xoay quanh bổ trợ cho du lịch, hàng hóa mua sắm, vui chơi giải trí chưa thật sự phong phú… nên du khách chỉ dừng ở những dịch vụ cơ bản. Do vậy đây là một trong những lĩnh vực cần phải có sự đầu tư nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tăng mức chi tiêu cho du khách.

PV:Vậy những công việc cụ thể nào sẽ được triển khai nhằm tăng mức chi tiêu của du khách?

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ:Thứ 1, mình phải đầu tư hoàn chỉnh các thiết chế văn hóa thể thao, các trung tâm vui chơi giải trí, tổ chức nhiều loại hình để cung cấp các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực văn hóa.

Thứ 2, phải gia tăng việc sản xuất và cung ứng các mặt hàng “made in Vietnam” đến tay du khách những sản phẩm đặc trưng làm du khách có thể mở hầu bao ra mua sắm. Phân khúc này du khách chi tiêu một số thị trường khác khá lớn nhưng ở Việt Nam thì nó còn thấp. Mình phải cung cấp nhiều hơn các sản phẩm du khách chấp nhận được.

Cần nâng cao chất lượng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Thứ 3, mình phải gia tăng mặt hàng lưu niệm, bánh kẹo… nhiều hơn từ nông sản.

Thứ 4, TP.HCM tăng thêm nhiều dịch vụ giải trí, Y tế, dịch vụ làm đẹp, các dịch vụ nâng cao sức khỏe cho du khách. Loại hình có lượng chi tiêu lớn là loại hình du lịch MICE thì chúng ta cần đầu tư thu hút nhiều đoàn khách lớn.

TP.HCM tăng thêm nhiều dịch vụ giải trí, Y tế, dịch vụ làm đẹp, các dịch vụ nâng cao sức khỏe cho du khách

PV:Có quan điểm cho rằng nếu muốn lựa chọn món quà đặc trưng của TP.HCM gửi tặng người thân thì người mua không biết sản phẩm đặc trưng của thành phố là gì, ông nghĩ gì về quan điểm này?

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ:TP.HCM là thành phố của dịch vụ. Do đó rất nhiều sản phẩm từ các vùng miền tập trung về đây bổ trợ cho các loại hình dịch vụ. Chúng ta cần chú ý các sản phẩm có giá trị gia tăng và xuất phát từ các doanh nghiệp TP.HCM, nhất là từ nông nghiệp, để chúng ta có sản phẩm đặc trưng.

Ví dụ như đến Đài Loan thì ai cũng mua bánh dứa, thậm chí Nhật Bản không phải là vùng nguyên liệu của Socola và Cacao nhưng họ vẫn có những sản phẩm chất lượng, chúng ta có thể học hỏi từ đây.

Các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ nên chú trọng TPHCM để có những đầu tư phù hợp, hình thành các sản phẩm đặc trưng từ các vùng nguyên liệu lân cận.

TP.HCM không phải là nơi trồng cà phê nhưng đây là thứ mà du khách lại lựa mua khi đến đây.

PV:Con đường tương lai cho gói kích cầu du lịch vừa qua của TPHCM được định hướng như thế nào, thưa ông?

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ:Kích cầu du lịch thường tổ chức vào các thời điểm nhất định, thấp điểm để kéo khách du lịch. Xu hướng du lịch nội các mùa lễ tết đã bắt đầu nhen nhóm.

TP.HCM là thành phố không nghỉ tết nên sản phẩm du xuân là thu hút. Trong tương lai tôi hình dung là gói kích cầu sẽ phát triển bởi không gian đô thị này, bởi những sản phẩm liên quan đến dịch vụ tại Thành phố

TP.HCM là thành phố không nghỉ tết

PV:Ông nghĩ gì khi có quan điểm cho rằng TP.HCM chỉ là nơi “trung chuyển” nên việc kéo du khách lưu trú dài ngày cũng là vấn đề nan giải?

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ:80% khách đến TP.HCM bằng đường hàng không. Bên cạnh bộ phận đến trực tiếp TPHCM thì cũng có đối tượng khách xem thành phố là nơi trung chuyển. Chính vì thế, ngành du lịch phải làm sao để lượng khách chọn TP.HCM là nơi trung chuyển này phải ở lại một đêm. Các nước cũng khai thác đối tượng này bằng các loại hình dịch vụ.

Điển hình như Vương quốc Ả rập cấp visa 48 tiếng cho du khách. Có nghĩa là du khách không cần xin visa trước vẫn có thể lưu lại 48 tiếng để tiếp tục hành trình của mình.

Bản thân TP.HCM là thành phố của vùng, có nghĩa là vùng TP.HCM, trung tâm kinh tế đặc biệt khu vực phía nam. Nhiều du khách du lịch đến Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Tây Nam bộ cũng phải qua TPHCM… làm sao chúng ta phải kéo lượng khách này sử dụng dịch vụ khi đến thành phố.

PV:Ông kỳ vọng năm 2019 TPHCM sẽ đón bao nhiêu lượt khách?

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ:Ngành du lịch TP.HCM sẽ nỗ lực để đạt con số 8,5 triệu lượt. Năm nay, chúng ta phấn đấu kết thúc năm 2018 với con số 7,5 triệu.

Trong đó, chúng tôi sẽ chú trọng xúc tiến các thị trường đang mạnh lên là Đông Bắc Á, Asean, châu Âu, Mỹ, Ấn Độ… đặc biệt các dòng sản phẩm với du khách Hồi giáo.

Xin cám ơn ông!

Theo Phạm Nguyễn/ Dân Trí

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du lịch TP.HCM: Vì sao mức chi tiêu không tương xứng với sự tăng trưởng lượt khách?