Câu chuyện về loài linh dương đầu bò tiết lộ tác động mà động vật hoang dã có thể áp chế đối với lượng carbon có trong bầu khí quyển hành tinh chúng ta.

Động vật 'phá rừng' ngoài tự nhiên hóa ra lại giúp chống biến đổi khí hậu

Anh Tú (theo BBC) | 27/11/2023, 08:34

Câu chuyện về loài linh dương đầu bò tiết lộ tác động mà động vật hoang dã có thể áp chế đối với lượng carbon có trong bầu khí quyển hành tinh chúng ta.

linh-duong.jpg
Cuộc di cư vĩ đại của linh dương đầu bò

Khi các nhà khoa học kiểm tra tác động của động vật đối với biến đổi khí hậu, kết quả thật đáng kinh ngạc. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm nhiều hơn để bảo vệ chúng? Đó là những kết quả rất tích cực và điều đó cho thấy động vật không hề góp nhiều khí thải vào môi trường mà ngược lại còn góp phần giúp giảm bớt carbon trong khí quyển.

Hơn một triệu con linh dương đầu bò lang thang khắp vùng đồng cỏ Serengeti rộng lớn ở Đông Phi. Cuộc di cư hằng năm của chúng là một trong những cuộc di chuyển lớn nhất của động vật trên hành tinh. Khi di chuyển, chúng khuấy tung đất cát và tiêu thụ một lượng lớn thực vật dọc đường.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng có nhiều như vậy. Và câu chuyện về loài linh dương lớn này tiết lộ tác động mà động vật hoang dã có thể gây ra đối với lượng carbon có trong bầu khí quyển hành tinh chúng ta.

Mặc dù việc xem xét các giải pháp kỹ thuật như năng lượng tái tạo là một giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu rất hấp dẫn, nhưng chúng ta cũng còn có những đồng minh khác trong thế giới tự nhiên. Theo các nhà khoa học, việc tăng số lượng động vật như linh dương đầu bò là một cách tốt bị bỏ qua, chứ thực ra nó có giá trị trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Mặc dù số lượng của chúng dao động hằng năm nhưng cuộc di cư của linh dương đầu bò là một cảnh tượng đáng chú ý. Vào nửa đầu thế kỷ 20, sự xuất hiện của một loại bệnh do vi rút có tên rinderpest lây lan từ gia súc, cộng với tác động tiêu cực từ con người (nạn săn trộm và xâm lấn môi trường sống) đã làm suy giảm đàn linh dương đầu bò, khiến số lượng của chúng giảm xuống còn khoảng 240.000 con.

Khi có ít động vật chăn thả hơn, lượng cỏ và các loại thực vật khác trên thảo nguyên Serengeti tăng lên. Điều này có vẻ như là một điều tốt cho việc cô lập carbon, nhưng trên thực tế, nó lại cung cấp nhiên liệu cho các vụ cháy rừng thường xuyên và dữ dội hơn. Điều này có nghĩa là phần lớn lượng carbon được lưu trữ trong thực vật và đất của thảo nguyên đã bị thải trực tiếp vào khí quyển, biến khu vực này từ một kho ngầm chứa carbon trở thành một nguồn phát thải ròng.

Tuy nhiên, với việc áp dụng chương trình tiêm chủng cho gia súc chống lại dịch tả lợn vào những năm 1950, quần thể linh dương đầu bò bắt đầu dần phục hồi, đạt đỉnh điểm 1,5 triệu con vào cuối những năm 1970. Ngày nay ước tính có khoảng 1,2 triệu linh dương đầu bò ở thảo nguyên Serengeti. Chúng ăn một lượng lớn thực vật mỗi ngày - nghĩa là chúng giúp “rút củi đáy nồi”, dập tắt nguy cơ cháy rừng.

Khi ăn thực vật, thì động vật cũng làm giàu đất bằng phân của chúng, giúp giữ carbon vào đất. Móng guốc của chúng giẫm nát cây con và các loài thực vật khác, trong khi một số lượng lớn con đực trưởng thành hung hãn làm hư hại cây cối và các bụi cây lớn hơn bằng cách "mài vũ khí". Ở đây, ta đang nói đến việc những con đực cọ sừng vào thân và cành, giúp làm giảm số lượng cây và duy trì môi trường thảo nguyên.

Điều này một lần nữa giúp vùng đồng cỏ Serengeti biến thành một “hồ chứa” khổng lồ hấp thụ nhiều carbon hơn lượng nó thải ra, giúp giảm nồng độ CO2 trong khí quyển.

Theo Oswald Schmitz, Giáo sư về sinh thái tại Đại học Yale ở Connecticut (Mỹ), cứ thêm 100.000 con linh dương đầu bò ở Serengeti, lượng carbon lưu trữ trong môi trường sẽ tăng 15%.

Giáo sư Schmitz là một trong nhóm các nhà nghiên cứu lấy linh dương đầu bò làm ví dụ để lập luận rằng việc phát triển lại các nhóm động vật hoang dã có thể là một giải pháp quan trọng trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Trong một bài báo khoa học xuất bản đầu năm nay, nhóm đã xem xét kết quả nghiên cứu kéo dài hai thập niên để ước tính tác động của các loài chính trong việc hấp thụ carbon.

Họ kết luận rằng việc bảo vệ hoặc khôi phục quần thể của chỉ 9 nhóm động vật cụ thể đã có thể "tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu giữ thêm 6,41 tỉ tấn carbon dioxide hằng năm".

Con số này cực kỳ có ý nghĩa trong bối cảnh các nhà khoa học khí hậu ước tính rằng sẽ cần phải loại bỏ tới 10 tỉ tấn CO2 khỏi bầu khí quyển của chúng ta trên toàn cầu mỗi năm để đạt được mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Giáo sư Schmitz cho biết: “Nhiều loài động vật có khả năng kiểm soát rất mạnh mẽ chu trình carbon” nhưng đang bị con người lãng quên và lãng phí. Ông Schmitz đặt ra khái niệm “làm sinh động chu trình carbon” để nhấn mạnh vai trò của động vật hoang dã trong việc tăng cường khả năng lưu trữ carbon của hệ sinh thái.

Chín nhóm động vật chính mà Schmitz và các đồng nghiệp của ông cho rằng có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất là cá biển, cá voi, cá mập, sói xám, linh dương đầu bò, rái cá biển, bò xạ hương, voi rừng châu Phi và bò rừng châu Mỹ.

Trong số này, cá biển có thể tạo tác động lớn nhất. Các nhà nghiên cứu ước tính những loài động vật này có thể giúp hấp thụ tới 5 tỉ tấn CO2 mỗi năm. Tuy nhiên, vai trò của các động vật trên cạn như linh dương đầu bò cũng không thể bỏ qua.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Động vật 'phá rừng' ngoài tự nhiên hóa ra lại giúp chống biến đổi khí hậu