Sáng ngày 12.2 (tức mùng 5 Tết Bính Thân) đã diễn ra lễ hội kỷ niệm 227 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tưởng nhớ người anh hùng dân tộc vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Dòng chảy lịch sử hào hùng tái hiện trong lễ hội Gò Đống Đa

Một Thế Giới | 12/02/2016, 11:30

Sáng ngày 12.2 (tức mùng 5 Tết Bính Thân) đã diễn ra lễ hội kỷ niệm 227 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tưởng nhớ người anh hùng dân tộc vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Với sự chuẩn bị chu đáo của ban tổ chức tại Công viên văn hóa Đống Đa (Quận Đống Đa, Hà Nội) đã thật sự thu hút sự chú ý của dân chúng với ý nghĩa lịch sử hào hùng, nhắc lại một thời hào khí của dân tộc trong việc chiến đấu chống quân địch với chiến thắng vẻ vang tại Gò Đống Đa (1789-2016).
Hơn 200 năm trước (1789), nơi đây là chiến trường đẫm máu. Đêm mùng 4, rạng mùng 5 Tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30 tháng 2 năm 1789) đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá hủy khiến tên Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử tại đây. Gò Đống Đa đã trở thành một di tích lịch sử vẻ vang của nhân dân ta kể từ đó, đồng thời còn là một chứng tích về sự thất bại nhục nhã của kẻ thù phương Bắc xâm lược.
Le hoi go Dong Da, Quang Trung - Nguyen Hue, cong chua Le Ngoc HanLe hoi go Dong Da, Quang Trung - Nguyen Hue, cong chua Le Ngoc HanLe hoi go Dong Da, Quang Trung - Nguyen Hue, cong chua Le Ngoc Han
Hình ảnh đánh giặc được tái hiện ngay trên sân khấu của lễ hội, làm sống dậy một thời hào hùng của dân tộc
Đúng 6 giờ sáng, các chức sắc, bô lão đến từ các tỉnh như: Bình Định, Thái Nguyên, Quảng Ninh đã tới dâng lễ tế cùng với người dân nơi này tại Chùa Bộc và chùa Đồng Quang trước bài vị vua Quang Trung cùng linh hồn các chiến sĩ đã tử trận trong trận chiến Ngọc Hồi - Đống Đa. 
Toàn bộ người dân đã chứng kiến đám rước mừng chiến thắng từ đình làng Khương Thượng đến Công viên văn hóa Đống Đa. Hấp dẫn và trẻ trung, thu hút sự chú ý của người dân là tốp đi sau cùng với "Con Rồng lửa". Thanh niên hai làng Đồng Quang và Khương Thượng đua nhau bện rơm thành hình những con Rồng lớn và trang trí bằng mo cau và giấy bồi. Một tốp thanh niên mặc những bộ trang phục giống nhau đi quanh đám rước Rồng lửa và biểu diễn côn quyền nhằm tái hiện lại hình cảnh của chiến trận năm xưa, biểu dương khí thế của nghĩa quân Tây Sơn. 
Le hoi go Dong Da, Quang Trung - Nguyen Hue, cong chua Le Ngoc HanLe hoi go Dong Da, Quang Trung - Nguyen Hue, cong chua Le Ngoc Han
Hình ảnh vua Quang Trung Nguyễn Huệ mang cành đào phương Bắc về tặng công chúa Ngọc Hân đã đi vào lòng người dân cả nước
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Phạm Ngọc Tuấn - Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam chia sẻ:
"Đây là một lễ hội độc đáo nhất tại miền Bắc và cũng là kỷ niệm nhắc nhở người dân nhớ chiến thắng vĩ đại, hiển hách bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đi vào lịch sử như một thiên tài quân sự, một anh hùng dân tộc nên việc dùng ngôn ngữ nghệ thuật để tái hiện lịch sử thật không dễ dàng đối với lớp trẻ. Tuy nhiên, với mong muốn góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, các nghệ sĩ đã luyện tập kỹ càng để chuyển tải tốt nhất câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc ngay chính tại buổi lễ với màn rước "Con rồng lửa".
Le hoi go Dong Da, Quang Trung - Nguyen Hue, cong chua Le Ngoc HanLe hoi go Dong Da, Quang Trung - Nguyen Hue, cong chua Le Ngoc HanLe hoi go Dong Da, Quang Trung - Nguyen Hue, cong chua Le Ngoc Han
Hàng loạt các sự kiện văn hóa được diễn ra tại lễ hội
Sau lễ rước là lễ dâng hương tưởng nhớ vua Quang Trung tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật sử thi do diễn viên Nhà hát Tuồng Việt Nam thể hiện, diễn ra sau phần nghi lễ, sẽ tái hiện sinh động tinh thần, khí phách của nghĩa quân Tây Sơn, câu chuyện tình đẹp giữa Quang Trung với công chúa Lê Ngọc Hân và khái quát quá trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội, của quận Đống Đa trong suốt một năm qua. Sau những nghi thức trang trọng là đến các trò chơi và biểu diễn nghệ thuật dân gian như múa lân, múa rồng, đấu vật, cờ người, chọi gà. Quê hương của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ là ở quận Bình Khê, tỉnh Bình Định.
Từ sau ngày giải phóng thủ đô 10.10.1954, lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống và trở thành quốc lễ của nước ta. Qua các màn diễn, hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt ra trận, chiến thắng giòn giã, đem cành đào về tặng cho công chúa Ngọc Hân đã được tái hiện, gợi cho người xem lễ hội cảm xúc về một thời hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Minh Khuê
Ảnh: Nguyễn Định
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dòng chảy lịch sử hào hùng tái hiện trong lễ hội Gò Đống Đa