Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump cảnh báo rằng Mỹ có thể sẽ không trợ giúp một nước đồng minh NATO bị Nga tấn công nếu nước đó không hoàn thành nghĩa vụ của mình với Mỹ trước.

Donald Trump tuyên bố sẽ không giúp Baltic chống Nga nếu làm tổng thống

Hà Ngọc Bách | 21/07/2016, 18:52

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump cảnh báo rằng Mỹ có thể sẽ không trợ giúp một nước đồng minh NATO bị Nga tấn công nếu nước đó không hoàn thành nghĩa vụ của mình với Mỹ trước.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times sau khi chính thức trở thànhứng cử viên Tổng thống Mỹcủa đảng Cộng hòa trong cuộc đua làm chủ Nhà Trắng năm 2016, ông Trump đã làm rõ hơn một trong những phát biểu chính sách gây tranh cãi của mình trước đây. Trước đó, ông Trump từng nói rằng ông sẽ xem xét giảm vai trò của Mỹ trong liên minh quân sự NATO nếu trở thành Tổng thống Mỹ.

Khi được phóng viên hỏi rằng nếu các nước Baltic bị Nga xâm lược ông cóđưa quân đến bảo vệ họ hay không? Ông Trump đã trả lời: "Nếu họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với chúng ta, câu trả lời là có".

Với câu trả lời của mình, ông Trump cho thấy sự thực dụng trong chính sách đối ngoại của ông nếu trở thành người đứng đầu nước Mỹ. Nếu ông Trump trở thành tổng thống, nước Mỹ sẽ không có nghĩa vụ "lo lắng" cho các nước khác mà sẽ chỉ trợ giúp các nước "thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Mỹ".

Quan điểm của ông Trump khiếnnhiều đồng minh của Mỹ, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Balticlo lắng rằng khi ông trở thành tổng thống, chính sách của Mỹ sẽ biệt lập hơn. Chính sách của ông Trump sẽảnh hưởng đáng kể hàngloạt các mối quan hệ quốc tếmà các chuyên gia cho rằng đang cung cấp an ninh cho châu Âu và châu Á.

Phát biểu của ông Trump được đưa ra chỉ vài ngày sau khiTổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát động một chiến dịch đàn áp chống lại phe bất đồng chính kiến trong nước sau cuộc đảo chính bất thành hôm 15.7.

Ông Trump nói rằng ông sẽ khôngcan thiệp vào chuyện nội bộmột nước nếu quốc giađó không phát huy được các quyền dân sự.Điều đó có thể hiểu lànếuThổ Nhĩ Kỳ xảy ra chiến tranh với nước kháctrong thời kỳông Trump làm tổng thống, nước Mỹ sẽ không tham gia vào liên quân trợ giúp Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhiềuchuyên gia nói rằng phát biểu của ông Trump khiến cácnước vùng Baltic lo lắng về viễn cảnh một vụ tấn công từ Nga. Khác với ông Trump, năm 2014 Tổng thống Mỹ Barack Obama nói ở Tallinn (Estonia) rằng Mỹ cam kết tôn trọng điều ước phòng thủ tập thể của NATO, còn gọi là Điều 5 nếu vùng Baltic bị tấn công.

Nhưng các nước Baltic lo ngại một viễn cảnh Nga sẽ "lấy mất" một vùng đất gần biên giới chứ không phải một cuộc chiến toàn diện. "Mối quan tâm của chúng tôi là làm như thế nào để kích hoạt Điều 5", một viên tướng ở Baltic cho biết hồiđầu năm nay.

Dù vậy, các nước Baltic lại có cảnh "đâm sau lưng" nhau sau lời bình luận của ông Trump khi Estonia lên tiếng là mình đã làm đủ nghĩa vụ với NATO và Mỹ nên không lo bị "bỏ rơi".Bộ Ngoại giao Estonia nhấn mạnh: "Cam kết của Estonia vềcác nghĩa vụ đối vớiNATOđãvượt quá mức để nghi ngại vì vậy NATOnên có cam kết ngược lại đối với chúng tôi".

Tổng thống Estonia, Toomas Hendrik Ilves đãviết trên Twitter: "Estonia là một trong 5 đồng minh NATO ở châu Âu đáp ứng đầy đủ cam kết chi tiêu quốc phòng ở mức 2%".

Trong khi đó, Latvia và Lithuania hiện không đáp ứng đúng cam kết chi tiêu quốc phòng chiếm 2% GDP, dù ngân sách dành cho quốc phòng của những nước này đã tăng liên tục kể từ khi Nga sáp nhập Crimea hồi năm 2014.

"Không có cơ sở để nghi ngờ cam kết của Lithuania và chúng tôi không bao giờ nghi ngờ các cam kết của đồng minh của mình", ông Linas Linkevicius, Bộ trưởng Ngoại giao của Lithuania đã đáp trả tuyên bố của ông Trump.

Quay lại bài bài phỏng vấn với New York Times, ông Trump cho rằng Mỹ cần giải quyếtcác vấn đề nội bộ của mình trướcrồi hãy tính đến chuyện "lên lớp" nước khác. "Tôi không nghĩ rằng chúng ta có quyền can thiệp vàonước khác. Làm thế nào chúng ta có thể nóingười kháctrong khi trong nước vẫn còn xảy ra những vụbắn chết cảnh sát một cách tàn nhẫn?", ông Trump nói.

Đầu năm nay, ông Trump từngnói ông có thể cho Nhật Bản và Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân để tự lo an ninh của mình. Ông Trump cũng nói rằng ông sẽ loại bỏ các căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài, đảo ngược chính sách đối ngoại của Mỹ lâu nay.

Tất cả các chính sách trên đều gói gọn trong một khẩu hiệu tranh cử của ông Trump là "nước Mỹ là trên hết". Nhiều chuyên gia đối ngoại trong đảng Cộng hòa lo ngại về chính sách của ông Trump, nhất là ở thời điểm hiện tại có sự góp mặt của "hai thế lực đang lên" là Trung Quốc và Nga.

Nhiều người lo ngại hơn khi nhận ra rằng ông Trump không muốn đối đầu với Nga. Thậm chínhiều ngườinghĩ rằngông Trump thật sự ngưỡng mộ Tổng thống Nga Vladimir Putin như là một hình mẫu anh hùng.

Bên lề Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa, ông John Kasich - đối thủ cuối cùng của ông Trump trong vòng bầu cử sơ bộ - đãtỏ ralo ngại trước bài phỏng vấn mới nhất trên tờ New York Times của ông Trump.

Thiên Hà (theo Financial Times)
Bài liên quan
Với smartphone tự chủ 100%, Huawei thách thức lệnh cấm của Mỹ
Sự ra mắt của chiếc điện thoại thông minh mới nhất từ Huawei đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc cạnh tranh công nghệ khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
3 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Donald Trump tuyên bố sẽ không giúp Baltic chống Nga nếu làm tổng thống