TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng quan trọng nhất là phải nuôi dưỡng nguồn thu để có sự phát triển bền vững.

Đòi tăng khung thuế môi trường lên 8.000 đồng/lít xăng là 'bóc ngắn cắn dài'?

Trí Lâm | 20/05/2017, 05:40

TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng quan trọng nhất là phải nuôi dưỡng nguồn thu để có sự phát triển bền vững.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về việc Bộ Tài chính dự kiến tăng khung thuế bảo vệ môi trường lên 8.000 đồng/lít xăng, dầu, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã đưa ra một số quan điểm xung quanh vấn đề này.

-Ông nghĩ gì về việc Bộ Tài chính đề nghị tăng khung thuế bảo vệ môi trường lên 8.000 đồng/lít xăng, dầu?

TS Lưu Bích Hồ: Tôi không rõnhữngcăn cứvềcách tính toáncủa ngành tài chính trong việc đưa khung thuếmôi trường đối với xăng dầulên đến 8.000đ/lít, tứcbằng gần 44%giá xăng dầu hiện hiện nay, như vậy cóthể sẽ đẩygiábán lẻxăng dầu lênrất cao.

Nếu như cái khung thuế này được Quốc hội phê duyệt thì Bộ Tài chính sẽ thực hiện nhanh và rất nhanh việc tăng mức thuế bảo vệ môi trường với xăng để có thể nhanh chóng bù vào ngân sách. Thậm chí, khi đề xuất khung thuế được Quốc hội thông qua có nghĩa Bộ Tài chính được tăng, giảm thỏai mái giá trong khung đó mà không phải trình Quốc hội.

Bộ Tài chính nới khung thuế đến 8.000 đồng/lít đồng nghĩa với việc Bộ có thể tăng tới kịch khung mà không ai phản đối được. Khung tăng thuế bảo vệ môi trường lên tới 8.000 đồng/ lít là quá cao.

TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) -ảnh Tiền Phong

-Ông có nghĩ chúng ta đang tận thu ngân sách?

TS Lưu Bích Hồ:Đúng, đây là một hình thức để tận thu ngân sách. Quan điểm của tôi là cần tận thu, nhưng là thu những khoản gì và như thế nào mới là điều quan trọng. Trước hết phải theo đúng Luật Ngân sách. Trong khuôn khổ của Luật, phải vận dụng phù hợp với từng thời điểm cụ thể. Cần phải bảo đảm được nguồn thu cần thiết, đồng thời cần nuôi dưỡng nguồn thu để có sự phát triển bền vững.

Hiện tại, ngân sách rất căng thẳng, phải thu thêm. Cái gì còn dư địa thì phải thu để không thất thoát thêm nhưng phải giảm chi thì mới cân bằng. Tăng trưởng kinh tế năm nay khó khăn dẫn đến việc không thể cân bằng ngân sách nên mới phải tìm mọi giải pháp để có thể cố gắng thực hiện thu thêm.

Tuy nhiên, không chỉ nghĩ đến thu mà phải nghĩ đến nhiều hơn đến vấn đề chi để vấn đề ngân sách được cân bằng lại chứ không thiếu hụt quá nhiều quá như hiện tại. Chính phủ chỉ nên để ngân sách thâm hụt trong ngưỡng cho phép.

Tuy nhiên, trong quá trình thu Bộ Tài chính cần lưu ý tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào ngân sách nhà nước bình quân những năm qua đã khoảng 21% - 22% GDP. So với các nước đang phát triển thì mức thu của chúng ta đang vào loại cao nhất, các nước chỉ khoảng 15% - 20% GDP.

-Liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để tăng mức phí bảo vệ môi trường với xăng dầu không? Thưa ông?

TS Lưu Bích Hồ:Đây không phải là chính sách tốt lúc này. Cần tăng, nhưng phải tính tới sức chịu đựng của người tiêu dùng và rất quan trọng là khả năng của người sản xuất khi sử dụng xăng dầu có thể kinh doanh có lãi hợp lý.

Việc áp mức phí này có thể ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, đời sống của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi ngoài thuế bảo vệ môi trường xăng dầu còn phải chịu các thứ thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế tài nguyên với nguồn khai thác trong nước.

Nhiều ý kiến phản đối việc tăng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng,dầu lên 8.000 đồng/lít

Thậm chí, việc tăng này còn không phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng mới đây về giảm phí, thuế cho doanh nghiệp. Với nền kinh tế, sẽ có thể làm gia tăng CPI, hạn chế tăng trưởng, chỉ có lợi để tăng thu ngân sách. Do đó, phải cân nhắc kỹ giữa lợi và hại để tăng thuế phí sao hợp lý, đúng mức.

-Nhiều người nghi ngờ tỷ lệ thuế, phí cho môi trường trong mỗi lít xăng, dầu rất cao, nhưng liệu có được sử dụng cho bảo vệ môi trường hay không? Ông nghĩ thế nào về điều này?

TS Lưu Bích Hồ:Tôi nghĩ điều này cần phải được làm rõ. Thêm vào đó, việc thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu thì phải sử dụng vào đúng mục đích bảo vệ môi trường chứ cứ hòa cả vào ngân sách thì cũng chẳng chi bao nhiêu cho môi trường. Như vậy là không được. Tăng thuế bảo vệ môi trường thì phải sử dụng nguồn thu này phục vụ tối đa cho bảo vệ môi trường.

-Trong một hội thảo gần đây ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng: “Là người công dân phải có nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp cho ngân sách. Khi thuế nhập khẩu giảm tiếp xuống 0% thì phải tăng thuế khác để bù vào. Đối với việc tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng lên 8.000 đồng/lít chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Tôi cho rằng cần sớm điều chỉnh thuế nội địa tăng lên, làm sao cho thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường chiếm trên 50% cơ cấu giá. Như vậy mới đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước". Ông nghĩ sao về quan điểm này?

TS Lưu Bích Hồ:Tôi không đồng ý với lí giải của ông Ruệ, nói rằng: “Nộp thuế là nghĩa vụ của người dân, nói chung chung như thế thì không ổn. Nói như thế nó mang tính khiêncưỡng. Ai cũng biết được rằng nộp thuế nó chính là nghĩa vụ nhưng nó phải hợp lí và phải tính toán nhiều mặt.

Điều quan trong hơn cả chính là xét đến sự công bằng đối với người tiêu dùng và phải cân bằng tính toán lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng. Ai cũng biết ngân sách đang khó khăn nên mới phải thu thêm nhưng thu thì cũng phải thu bền vững.

Làm sao thu được hôm nay sẽ đem lại hiệu ích trước mắt giải quyết nhu cầu cần và đủ chi dùng hôm nay và còn tạo ra được khả năng để thu về nhiều hơn trong một thời gian nhất định sau này.

Đặc biệt, trong khi chúng ta đang chủ trương khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tư nhân (bao gồm cả hộ gia đình), cần “khoan sức dân”, dành bớt lại cho người dân tích lũy để đầu tư phát triển, từ đó sẽ có tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, thu ngân sách nhiều hơn.

Nếu không như vậy mà “bóc ngắn cắn dài” thì tình hình sẽ có thể khó khăn hơn, không thể phát triển nhanh và bền vững được. Với việc tăng thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu cũng phải theo quan điểm đó

Xin cảm ơn ông!

Lam Thanh thực hiện
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đòi tăng khung thuế môi trường lên 8.000 đồng/lít xăng là 'bóc ngắn cắn dài'?