Đổi mới quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn tiên tiến của GTCLQG sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thể chỉ đạo, điều hành, kiểm soát đơn vị của mình hiệu quả, hướng tới phát triển bền vững.
Tại Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) và Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 2018 diễn ra vào ngày 23.6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đất nước muốn phát triển nhanh, bền vững và thu hẹp khoảng cách, nhất định phải nâng cao năng lực cạnh tranh giữa từng ngành, sản phẩm.
Theo Phó Thủ tướng, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh có nhiều thứ nhưng quan trọng là năng suất, chất lượng; đặc biệt là chất lượng khi trình độ phát triển ngày càng cao, yêu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, khắt khe hơn.Việt Nam bây giờ là phần không thể tách rời của thế giới, cho nên không chỉ vấn đề chinh phục khách hàng Việt bằng chất lượng, mà chinh phục cả khách hàng thế giới. Vì thế, cách đánh giá những tiêu chí cũng theoquốc tế.
Nói về GTCLQG, Phó Thủ tướng nhấn mạnh 7 tiêu chí đánh giá giải thưởng cho thấy nhiều điều, trong đó có tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo. Đằng sau đó là yếu tố văn hóa, đạo đức doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Đó là sự cam kết của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng và trách nhiệm của doanh nghiệp không chỉ trong nước mà cả thế giới; không chỉ liên quan đến sản xuất, tiêu thụ, mà còn liên quan đến con người, phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ trao giải - Ảnh: Tổng cục TCĐLCL
Kết quả kinh doanh đi liền với bảo vệ môi trường
Trước đó, trong tọa đàm “Doanh nghiệpđổi mới hệ thống quản trị hướng tới phát triển bền vững”, ông Trần Văn Vinh - Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lương (Bộ KH-CN), Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia GTCLQG nhấn mạnh: “Đổi mới quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn tiên tiến của GTCLQG sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thể chỉ đạo, điều hành, kiểm soát đơn vị của mình hiệu quả, hướng tới phát triển bền vững”.
Chứng minh cho nhận định trên, ôngPhạm Lê Cường - Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lấy ví dụ về truy xuất nguồn gốc. Cụ thể, ông Cường cho biết thay vì ghi chép, dùng hóa đơn để quản lý sản phẩm hànghóa, ngày nay chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh để quét mã QR code, tất cả thông tin sẽ hiện ra. Điều này hướng cho doanh nghiệp phát triển và hướng tới việc áp dụngcông nghệ4.0 vào sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là công cụ hữu hiệu để nâng cao hệ thống quản trị của doanh nghiệp.
Theo Tổng cục trưởng, trong các tiêu chí khắt khe mà GTCLQG yêu cầu, ngoài kết quả kinh doanh tốt, các doanh nghiệp còn phải đảm bảo tuân thủpháp luật, có hành vi đạo đức đúng mực, có trách nhiệm với cộng đồng xã hội và bảo vệ môi trường.
Cụ thể, doanh nghiệp đảm bảo tiêu chí giải thưởng cũng góp phần hình thành nên văn hóa của riêng mình và đó chính là nền tảng để doanh nghiệp duy trì sự phát triển bền vững, giữ lại được nhân tài, người lao động giỏi trong doanh nghiệp, thúc đẩy họ gắn bó, cống hiến, đóng góp nhiều hơn.
Khi doanh nghiệp nỗ lực đảm bảo một môi trường làm việc thông thoáng, chế độ phúc lợi cho người lao động được đảm bảo, quá trình sản xuất được cải tiến, đổi mới liên tục, chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ có khả năng nâng cao vai trò, vị thế trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn.
Theo thông tin từ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 543/QĐ-TTg về việc trao GTCLQG cho 75 doanh nghiệp, trong đó 22 doanh nghiệp được trao giải Vàng Chất lượng quốc gia và 53 doanh nghiệp được trao GTCLQG.
Số liệu thống kê về doanh thu của 75doanh nghiệpđạt giải là 106.000 tỉ đồng; lợi nhuận ước tính hơn 10.000 tỉ đồng; nộp ngân sách gần 8.000 tỉ đồng; tạo công ăn việc làm cho hơn 55.000 lao động. Tính đến nay, sau 23 năm đã có gần 2.000 doanh nghiệp đạt giải. Trong đó có 240 doanh nghiệp đạt Giải Vàng. Đặc biệt, có 46 doanh nghiệp tiêu biểu được vinh danh ở cấp độ quốc tế.
Thu Anh
Giải Vàng Chất lượng Quốc gia được trao cho 22 doanh nghiệp