Hơn 80% nguyên liệu cá ngừ phải nhập khẩu từ các nước chưa có FTA với Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA.

Doanh nghiệp thủy sản bị 'trói' nên không thể tận dụng được lợi thế từ FTA

Tuyết Nhung | 05/07/2022, 14:52

Hơn 80% nguyên liệu cá ngừ phải nhập khẩu từ các nước chưa có FTA với Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn tới Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) kiến nghị một số nội dung về quy tắc xuất xứ trong quá trình thực hiện, áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa. Theo VASEP, nếu vấn đề được tháo gỡ sẽ giúp các doanh nghiệp hải sản, đặc biệt là doanh nghiệp cá ngừ, có thể tận dụng tối đa những lợi thế do các FTA (hiệp định thương mại tự do) mang lại.

ca-ngu.jpg

Cụ thể, quy tắt xuất xứ trong các FTA yêu cầu nguyên liệu sử dụng cho chế biến, xuất khẩu phải có xuất xứ thuần túy (tức là nguyên liệu có xuất xứ trong nước) hoặc có xuất xứ nội khối (nguyên liệu có xuất xứ từ các quốc gia thành viên FTA).

Tuy nhiên nguyên liệu hải sản đánh bắt, đặc biệt là cá ngừ, thì hơn 80% phải nhập từ các nước và vùng lãnh thổ chưa có FTA với Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA để tăng sức cạnh tranh so với các nước khác.

VASEP cho rằng để giúp các doanh nghiệp cá ngừ có thể tận dụng tối đa được những lợi thế do các FTA mang lại thì cần mở rộng thỏa thuận về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí chuyển đổi mã số HS (CC, CTH). Trong đó, cho phép các nước thành viên FTA được sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu bên ngoài khối để sản xuất, xuất khẩu vào các quốc gia trong các khối FTA theo thuế suất ưu đãi như những sản phẩm có xuất xứ thuần túy hoặc xuất xứ nội khối.

Vì vậy, VASEP đề nghị Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) xem xét đưa vào nội dung dự kiến thảo luận tại các FTA trong thời gian tới về quy tắc xuất xứ trong quá trình thực hiện, áp dụng quy tắc xuất xứ như sau:

Về cơ chế chứng nhận xuất xứ: Cần tiến tới cơ chế cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ để giảm bớt các thủ tục hành chính và đề cao tính trách nhiệm cho các doanh nghiệp.

Về hình thức chứng nhận xuất xứ: Sớm triển khai các chứng nhận xuất xứ điện tử, kể cả chứng nhận xuất xứ do doanh nghiệp tự chứng nhận trên hệ thống điện tử chung thông qua chữ ký số của doanh nghiệp.

Quy định về xuất xứ hàng hóa: Mở rộng thêm tiêu chí xuất xứ hàng hóa để doanh nghiệp có thể sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài khối FTAs để sản xuất và xuất khẩu vào các quốc gia trong khối FTA.

Tiêu chí xuất xứ tại danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR): Cần thiết mở rộng thêm tiêu chí chuyển đổi mã HS (CC, CTH).

Bài liên quan
Maldives muốn hủy FTA với Trung Quốc
Tân chính phủ Maldives sẽ rút khỏi hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký với Trung Quốc vì "thật sai lầm khi một quốc gia nhỏ lại theo đuổi một thỏa thuận như vậy với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới."

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp thủy sản bị 'trói' nên không thể tận dụng được lợi thế từ FTA