Đơn vị sở hữu hệ thống trường phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway (trường Gateway) - nơi vừa để xảy ra sự việc giáo viên “bỏ quên” một học sinh trên xe ô tô khiến cháu bé tử vong - chính là Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục quốc tế Edufit (Công ty Edufit).

Doanh nghiệp nào đứng sau trường Gateway?

tuyetnhung | 07/08/2019, 17:50

Đơn vị sở hữu hệ thống trường phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway (trường Gateway) - nơi vừa để xảy ra sự việc giáo viên “bỏ quên” một học sinh trên xe ô tô khiến cháu bé tử vong - chính là Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục quốc tế Edufit (Công ty Edufit).

Tập đoàn giáo dục Edufit được đánh giá là 1 trong những tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực giáo dục. Theo thống kê tới tháng 10.2018, sau gần 1 năm hoạt động với mức vốn điều lệ 20 tỉ đồng, hệ thống trường liên cấp Quốc tế Gateway đã có tài sản lên tới 150 tỉ đồng với 100% vốn tư nhân. Trong đó, 4 cá nhân góp vốn là bà Trần Thị Hồng Vân (35,7%), bà Trần Thị Hồng Hạnh (35,7%)...

Hiện tại, hệ thống trường Gateway có 3 cơ sở là Gateway Cầu Giấy, Gateway Tây Hồ Tây và Gateway Hải Phòng. Bên cạnh việc sở hữu hệ thống trường Gateway, công ty Edufit còn là đơn vị đứng sau hệ thống trường mầm non quốc tế Sakura Montessori với 9 cơ sở tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và TP.HCM.

Được biết, trường Gateway có mức học phí cao ngất ngưởng. Cụ thể, học phí bậc tiểu học năm học 2019-2020 là 117,7 triệu đồng, phụ huynh có thể đóng học phí theo kỳ hoặc cả năm. Đối với cấp hai, mức học phí hiện tại đang ở mức khoảng 141 triệu đồng. Mức học phí này chưa bao gồm phí học liệu, tiền ăn, bus và phí trông muộn.

Với mức học phí cao "ngất ngưởng" như trên thì học sinh của trường cũng có mức đãi ngộ và chăm sóc tương ứng. Tuy nhiên, chiều 6.8, cháu L.H.L. (học sinh lớp 1, trường Gateway Cầu Giấy) đã tử vong do nghi bị bỏ quên trên xe đưa đón. Sự việc trên đã gây rúng độngdư luận, bởi một trường học mang thương hiệu quốc tế lại quản lý một cách lỏng lẻo và vô trách nhiệm như vậy. Điều này hiện đang khiến cộng đồng đặt nhiều nghi vấn với quy trình vận hành của trường quốc tế này.

Theo thông tin đăng ký kinh doanh, mặc dù được đặt tên là Công ty Cổ phần giáo dục Gateway Việt Nam nhưng doanh nghiệp này không kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mà ngành nghề chính theo đăng ký kinh doanh là bất động sản.

Trong đó, bà Trần Thị Hồng Hạnh là giám đốc hàng loạt doanh nghiệp, bao gồm: Công ty cổ phần giáo dục Edufit, Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Edufit, Công ty cổ phần giáo dục Gateway Việt Nam, Công ty cổ phần giáo dục Edufit chi nhánh Thái Bình....

Bà Hạnh từng chia sẻ định hướng của Edufit là hợp tác với các chủ đầu tư bất động sản lớn để phát triển hệ thống trường mầm non quốc tế của mình trong các khu chung cư cao cấp.

Ngay trước khi xảy ra sự cố rúng động nói trên, tập đoàn Edufit đã nhận được khoản đầu tư 34 triệu USD cho việc xây dựng dự án trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway Tây Hồ Tây - Starlake. Khoản đầu tư này được ký kết ngày 1.7.2019 tại Tokyo trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản với sự có mặt của 1.200 doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước.

Bên rót vốn là Công ty Toshin Development Co., Ltd (nhà phát triển bất động sản thuộc tập đoàn Takashimaya, một trong những tập đoàn kinh doanh bách hoá thương mại hàng đầu Nhật Bản). Dự án được kỳ vọng sẽ tạo nên một trong những trường quốc tế có quy mô lớn và hiện đại bậc nhất tại Hà Nội tại khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây, dự kiến tuyển sinh trong năm học 2020-2021.

Toshin Development Co.,Ltd là nhà phát triển bất động sản thuộc tập đoàn Takashimaya, một trong những tập đoàn kinh doanh bách hoá thương mại hàng đầu Nhật Bản.

Tuyết Nhung (T/H)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp nào đứng sau trường Gateway?