Người Mỹ có xu hướng nghĩ rằng sự thịnh vượng của nền kinh tế sẽ có thể giải quyết hầu hết mọi vấn đề xã hội và chính trị. Kinh nghiệm của các cuộc bầu cử gần đây giống như một lời nhắc nhở rằng kiểu lý luận này thường là suy nghĩ mơ hồ.

Đó không phải là kinh tế!

Anh Đủ | 13/11/2018, 16:03

Người Mỹ có xu hướng nghĩ rằng sự thịnh vượng của nền kinh tế sẽ có thể giải quyết hầu hết mọi vấn đề xã hội và chính trị. Kinh nghiệm của các cuộc bầu cử gần đây giống như một lời nhắc nhở rằng kiểu lý luận này thường là suy nghĩ mơ hồ.

Một bài học rút ra từ cuộc bầu cử giữa kỳ là tăng trưởng kinh tế đã mất đi sức mạnh trong việc đoàn kết đất nước và giảm xung đột về chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc, tình trạng nhập cư và tình dục.Điều này khá bất thường. Phát triển kinh tế luôn là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch bầu cử. Giả định rằng một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ sẽ khiến đảng đương nhiệm nhận được nhiều sự ủng hộ hơn và nền kinh tế yếu kém thì ngược lại.

Chúng tôi tin rằng sự thịnh vượng khuyến khích lòng trung thành với lời hứa quan trọng hơn của Hoa Kỳ. Điều này phản ánh bản sắc của người Mỹ. Tiến lên phía trước là điều mà mọi người đều có thể làm- ít nhất là về mặt lý thuyết. Ngược lại, chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc và những thứ tương tự lại thuộc về một xã hội tan vỡ.

Chỉ cần lướt qua các chiến dịch tranh cử tổng thống cũng có thể thấy được vai trò của các chủ đề về kinh tế. Năm 1960, John F. Kennedy cam kết sẽ “làm cho đất nước phát triển trở lại.” Lyndon B. Johnson hứa hẹn một “xã hội lớn”. Ronald Reagan đổ lỗi cho Jimmy Carter về “chỉ số đau khổ” cao (là tổng của tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp). Vào năm 1992, James Carville đã tạo ra một câu châm ngôn phổ biến: Đó chính là kinh tế, đồ ngốc.

Bên cạnh đó còn có những vấn đề khác như Việt Nam, Watergate, tội phạm và khủng bố. Nhưng các chủ đề kinh tế luôn đi đầu, hoặc chỉ đứng ngay sau. Điều thú vị về cuộc bầu cử năm 2016 và những cuộc bầu cử giữa kì gần đây là mối quan hệ này dường như bị phá vỡ.

Mặc dù có nhiều vấn đề nhưng nền kinh tế trong năm 2016 dường như đủ mạnh để đưa Hillary Clinton vào Nhà Trắng. Khi cử tri đi bầu cử, tỷ lệ thất nghiệp là 4,6%, lạm phát hàng năm chỉ là 1,7% và thu nhập hộ gia đình trung bình đã tăng 5% trong năm 2015 từ năm 2014. Nhưng vẫn chưa đủ.

Tương tự như vậy, bất chấp việc không dành được thắng lợi trọn vẹn tại cuộc bầu cử giữa kỳ, nền kinh tế dường như đủ mạnh để giúp đảng Cộng hòa vẫn giữ quyền kiểm soát Thượng viện. Thất nghiệp thấp hơn năm 2016 (3,7%), lạm phát chỉ cao hơn một chút (2,3%). Thu nhập trung bình đã tiếp tục tăng. Không, như vậy vẫn không đủ.

Có thể đó không còn là nền kinh tế, đồ ngốc.

Trong một cuốn sách mới, “Cuộc khủng hoảng danh tính: Bầu cử Tổng thống năm 2016 và Cuộc chiến vì ý nghĩa của nước Mỹ”, các nhà khoa học chính trị bao gồm John Sides thuộc Đại học George Washington, Michael Tesler thuộc Đại học California tại Irvine và Lynn Vavreck thuộc Đại học California tại Los Angeles cho rằng chiến dịch tranh cử tổng thống gần đây nhất là một cuộc xung đột danh tính, vốn là một cụm từ do nhà khoa học chính trị Samuel Huntington tạo ra.

Mọi người thường nhìn đối thủ của mình như là mối đe dọa đến cuộc sống và, tất nhiên, những chính trị gia thường vận dụng chiêu thức này. Donald Trump tự hào về khả năng kích động đám đông đảng phái; Clinton cũng không hoàn toàn vô tội, với chiến lược hướng đến “những người bị bỏ rơi”.

Dưới đây là cách Sides, Tesler và Vavreck mô tả chiến dịch năm 2016:

“Chiến thắng của Trump. . . dựa vào việc kích hoạt quan điểm từ trước của người dân về chủng tộc, dân tộc và tôn giáo thiểu số. . . . Đảng Dân chủ phản ứng chống lại chương trình nghị sự của Trump. Do đó, sự liên kết giữa sự chia rẽ và thái độ về các vấn đề như chủng tộc và nhập cư chỉ tăng lên, và khiến nền chính trị chia rẽ nhiều hơn. Sự phân cực đảng phái là hậu quả của cuộc khủng hoảng danh tính của nước Mỹ. ”

Nói một cách khác, chúng ta có một vòng luẩn quẩn. Sự giận dữ nằm một bên của quang phổ chính trị tạo thêm sự tức giận cho bên kia. Phân cực phát triển; mọi người ngày càng trở nên không tin tưởng.

Các nhà khoa học chính trị Alan Abramowitz và Steven Webster thuộc Đại học Emory đã tạo ra thuật ngữ hữu ích “phân chia tiêu cực”, theo đó có vẻ rằng người Mỹ quan tâm đến việc ngăn chặn chương trình nghị sự của đối thủ hơn là ban hành chương trình của riêng mình. Các cuộc thăm dò dư luận của các ứng cử viên của cả hai đảng chỉ ra rằng “phần lớn Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đánh giá thấp ứng cử viên của nhau”.

Cho đến năm 2018, đảng Dân chủ dường như đã trả lại cho đảng Cộng hòa và Trump những gì đảng Cộng hòa và Trump đã gây ra cho họ trong năm 2016. Mặc dù nền kinh tế phát triển tương đối mạnh mẽ, Đảng Cộng hòa vẫn mất hạ viện; và, đảng Dân chủ đã có 32 ghế.

Người Mỹ có xu hướng nghĩ rằng sự thịnh vượng của nền kinh tế sẽ có thể giải quyết hầu hết mọi vấn đề xã hội và chính trị. Kinh nghiệm của các cuộc bầu cử gần đây giống như một lời nhắc nhở rằng kiểu lý luận này thường là suy nghĩ mơ hồ.

Tất nhiên, nền kinh tế đã không biến mất vĩnh viễn từ đời sống chính trị. Với một cuộc suy thoái khác (mà ở khía cạnh nào đó là không thể tránh khỏi) hoặc khủng hoảng tài chính, vai trò của nó chắc chắn sẽ hồi sinh.

Nhưng trong khi đó, mục đích của chính trị thường là hòa giải và hợp tác. Nếu xét ở điểm này, chúng ta đang ở một nơi tồi tệ.

Nhà phê bình Robert J.Samuelson (Washingtonpost) – Ngân Giang (chuyển ngữ)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đó không phải là kinh tế!