Chương trình phát triển nhà ở xã hội chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản do thiếu tính hấp dẫn, cơ chế chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội còn rườm rà, quá nhiều tầng nấc.

Do cơ chế rườm rà, doanh nghiệp lạnh nhạt với nhà ở xã hội

Một Thế Giới | 06/10/2015, 18:05

Chương trình phát triển nhà ở xã hội chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản do thiếu tính hấp dẫn, cơ chế chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội còn rườm rà, quá nhiều tầng nấc.

Trong công văn gửi UBND TP.HCM ngày 5.10 về việc thực hiện chương trình phát triển nhà ở xã hội, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - HoREA cho biết tính đến 15.9, kết quả giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng trên toàn quốc mới chỉ đạt được trên 26%. Kết quả đó là quá thấp, quá chậm và chưa đạt như kỳ vọng.
Tại TP.HCM, đến hết ngày 15.9, các ngân hàng thương mại đã ký cam kết tín dụng 4.390,55 tỉ đồng với 5.644 khách hàng đã giải ngân được 2.562,85 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 8,54% gói tín dụng ưu đãi.
Ngoài ra, theo HoREA, các cá nhân mua nhà ở thương mại (có giá dưới 1,05 tỉ đồng/căn hộ) khó tiếp cận gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng do trước đây Bộ Xây dựng quy định phải chứng minh thu nhập và phải thuộc đối tượng người có thu nhập thấp đô thị.
Vừa qua, Bộ Xây dựng đã cho phép người thu nhập thấp không cần phải chứng minh thu nhập khi mua nhà ở thương mại, nhưng đối tượng mua nhà ở xã hội thì vẫn phải chứng minh thu nhập theo quy định của Nghị định 188/2013/NĐ-CP nên vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội.
Trong khi đó, chương trình phát triển nhà ở xã hội cũng chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản. Nguyên nhân được cho là do thiếu tính hấp dẫn, cơ chế chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội còn rườm rà, qua nhiều tầng nấc.
Cụ thể, dự án phải được kiểm toán, do vậy có một số chi phí thực của doanh nghiệp đã bỏ ra nhưng không được tính đủ.
Đơn cử, dự án nhà ở xã hội tại phường Thảo Điền, Q.2 của Công ty Thủ Thiêm có khoảng 1.900 m2 đất được chủ đầu tư mua lại quyền sử dụng đất của dân vào năm 2004 với giá khoảng 2,5 triệu đồng/m2. Hiện nay, giá đất theo bảng giá đất của thành phố tại khu vực này khoảng 12 triệu đồng/m2, giá thị trường khoảng trên 20 triệu đồng/m2, nếu lấy giá cũ 2,5 triệu đồng/m2 của năm 2004 để tính giá thành dự án nhà ở xã hội thì sẽ rất thiệt thòi cho chủ đầu tư, và khó động viên chủ đầu tư tiếp tục tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội.
Không chỉ vậy, lợi nhuận định mức cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được tính khoảng 10%, do vậy lợi nhuận của doanh nghiệp thực tế thấp hơn, thậm chí có trường hợp bị lỗ.
Đồng thời, việc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội phải được cấp tỉnh thông qua, sau đó trình Bộ Xây dựng, rồi Bộ Xây dựng có văn bản chuyển Ngân hàng Nhà nước, sau đó Ngân hàng Nhà nước có văn bản chuyển đến ngân hàng thương mại thì mới xong thủ tục giải quyết cho doanh nghiệp. Rất lòng vòng, nhiều tầng nấc.
Một số doanh nghiệp đã được duyệt dự án nhà ở xã hội nhưng chưa triển khai, có doanh nghiệp như Công ty cổ phần 584 xin rút dự án Trịnh Đình Trọng, quận Tân Phú ra khỏi chương trình nhà ở xã hội.
Trong thời gian qua, có một số dự án nhà ở thương mại chuyển thành dự án nhà ở xã hội do thị trường bất động sản bị khủng hoảng đóng băng, doanh nghiệp xin chuyển đổi để xử lý hàng tồn kho, nợ xấu và để giảm lỗ, cắt lỗ. Nay, thị trường bất động sản đang phục hồi nên khó tiếp tục thu hút doanh nghiệp chuyển dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội.
Như vậy, HoREA cho rằng thành phố cần quy hoạch phát triển các cụm dân cư nhà ở xã hội, nhà ở bình dân dành cho người có thu nhập thấp và đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội trên địa bàn từng quận, huyện. Tất cả các hướng của thành phố phải có đầy đủ tiện ích như bệnh viên, trường học, thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí…và có cự ly đến chỗ làm việc hợp lý, giao thông thuận tiện.
Ngoài ra, HoREA đề nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước cho phép đối tượng mua nhà ở xã hội không phải chứng minh thu nhập. Trên thực tế, khi mua nhà ở xã hội thì người mua đã dùng chính căn hộ này để thế chấp cho hợp đồng mua căn nhà này, và dự án nhà ở xã hội hình thành trong tương lai khi chủ đầu tư bán cho người tiêu dùng vẫn phải thực hiện bảo lãnh ngân hàng theo điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản.
Phan Diệu
>> Nghệ sĩ hải ngoại đổ xô về Việt Nam vì khó kiếm ăn ở Mỹ?
>> Chủ tịch nước thăng hàm Đại tướng cho 2 tướng quân đội
>> Tuyển Iraq bức xúc vì bị câu giờ ở sân bay Nội Bài
>> Đầu đuôi câu chuyện Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long
>> Tâm thư của cô giáo xăm trổ bị học sinh tố lên Ban giám hiệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Do cơ chế rườm rà, doanh nghiệp lạnh nhạt với nhà ở xã hội