Bộ Chính trị vừa ban hành quy định mới về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thay cho Quy định 90, năm 2017.

Điều chỉnh tiêu chuẩn chức danh Tổng bí thư

Anh Đủ | 02/02/2020, 14:18

Bộ Chính trị vừa ban hành quy định mới về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thay cho Quy định 90, năm 2017.

Văn bản có tên gọi đầy đủ là Quy định 214-QĐ/TW, ban hành ngày 2-1-2020, vừa được đưa công khai lên hệ thống văn kiện, tư liệu điện tử của Đảng cuối tuần qua.

Bảy nhóm cơ quan, chức danh

Dài hơn gấp rưỡi văn bản ban hành gần ba năm trước, Quy định 214 có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể, chi tiết hơn cho chức danh người đứng đứng đầu, và một số trường hợp là cấp phó, thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, được mô tả theo bảy nhóm cơ quan:

1. Khối các cơ quan đảng ở Trung ương, trong đó với Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm cả chức danh Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

2. Khối cơ quan Quốc hội, bao gồm cả Kiểm toán Nhà nước.

3. Khối cơ quan Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước.

4. Khối cơ quan tư pháp trung ương gồm TAND Tối cao, VKSND Tối cao.

5. Khối MTTQ và bốn đoàn thể chính trị - xã hội gồm Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh.

6. Khối đảng ủy khối trực thuộc Trung ương.

7. Khối lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về các sửa đổi chi tiết, có một số điểm đáng chú ý. Chẳng hạn, ở tiêu chuẩn chung về chính trị, ngoài yêu cầu tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia – dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chín trị vững vàng để bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước…, Quy định 214 bổ sung thêm yêu cầu tuyệt đối trung thành với “đường lối đổi mới của Đảng”, và kiên quyết “bảo vệ nền tảng tư tưởng”.

Về đạo đức lối sống, quy định chi tiết hơn tiêu chuẩn các chức danh này phạt đạt trong công tác cán bộ. Theo đó phải “thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ”.

“Tứ trụ” phải có uy tín cao trước Nhân dân

Một số bổ sung nhỏ nhưng quan trọng được đưa vào nhóm tiêu chuẩn riêng cho “tứ trụ”. Theo đó, bổ sung “Nhân dân” vào tiêu chuẩn chức danh đặc biệt – Tổng bí thư, cùng ba chức danh do Quốc hội bầu, gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, thành: “Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và Nhân dân”.

Ở ý này có điểm mới là dùng chung từ “trung tâm”, thay vì như Quy định 90, từ này chỉ dành cho chức danh Tổng bí thư, còn “hạt nhân” cho ba chức danh còn lại.

Ở chức danh Tổng bí thư, bổ sung cụm từ “cán bộ chủ chốt” thành tiêu chuẩn: “Có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt”.

Cán bộ chủ chốt được hiểu là năm chức danh gồm Thường trực Ban Bí thư đứng cùng “tứ trụ”. Trong đó Thường trực Ban Bí thư – chức danh thuần túy Đảng - chỉ cần “có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và trong toàn Đảng”.

“Tốt” là đủ, không nhất thiết “xuất sắc”

Trong hàng loạt sửa đổi, bổ sung có một điều chí về mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở chức danh trước đó mà cán bộ đã trải qua. Theo Quy định 90, với cán bộ thuộc diện Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, ở vị trí công tác trước đó họ phải hoàn thành “xuất sắc” nhiệm vụ. Nay sửa đổi thành “tốt”.

Lý do được giải thích là khi kiểm điểm công tác cuối năm, mức “xuất sắc” bị khống chế theo tỷ lệ nhất định, tính trên số đảng viên qua kiểm điểm được đánh giá hoàn thành “tốt” nhiệm vụ. Vì vậy, bầu ai “xuất sắc” giống như một sự vinh danh của tập thể cho nỗ lực của cá nhân đó trong năm, và nhiều trường hợp người đứng đầu tổ chức khiêm tốn, chỉ tự nhận “tốt” và nhường “xuất sắc” cho anh em cấp dưới.

Vậy lấy tiêu chuẩn “tốt” thay cho “xuất sắc” là phù hợp với thực tế ấy, qua đó tác động trở lại để công tác kiểm điểm, bình bầu thi đua cuối năm thực chất hơn.

Quy định 90/2017 là văn bản đầu tiên của Đảng vềtiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giácán bộ cấp caođược công khai. Với lần sửa đổi này,Quy định 214/2020 không chỉcông khaimà còn là chi tiết, toàn diện nhất về nội dung này.

Theo Nghĩa Nhân/PLO
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều chỉnh tiêu chuẩn chức danh Tổng bí thư