Khung giá dịch vụ y tế điều chỉnh sắp được Bộ Y tế ban hành, theo đó có nhiều dịch vụ giảm đáng kể và điều này đang khiến không ít bệnh viện tự chủ tài chính ở TP.HCM phải “than trời” vì nguồn thu đi xuống, không có kinh phí để tái đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực... đẩy chất lượng khám chữa bệnh đi xuống.

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế: Ai là người hưởng lợi?

Hồ Quang | 09/05/2018, 21:33

Khung giá dịch vụ y tế điều chỉnh sắp được Bộ Y tế ban hành, theo đó có nhiều dịch vụ giảm đáng kể và điều này đang khiến không ít bệnh viện tự chủ tài chính ở TP.HCM phải “than trời” vì nguồn thu đi xuống, không có kinh phí để tái đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực... đẩy chất lượng khám chữa bệnh đi xuống.

Nguy cơ chất lượng khám, chữa bệnh đi xuống

Trong thời gian qua, các bệnh viện thực hiện khung giá dịch vụ y tế theo Thông tư liên tịch số 37 được áp dụng từ ngày 1.7.2016 bao gồm cả chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương. Tuy nhiên, mới đây Bộ Y tế đã điều chỉnh khung giá trên, dự kiến sẽ ban hành chính thức vào trung tuần tháng 5.2018 và áp dụng vào tháng 7.2018.

Trong khung giá được Bộ Y tế điều chỉnh lần này, giá dịch vụ khám bệnh, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh đồng loạt giảm ở tất cả các hạng bệnh viện và một số dịch vụ kỹ thuật khác cũng giảm.

Cụ thể, giá khám bệnh ở bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 giảm từ 39.000 đồng/lượt xuống còn 35.000 đồng/lượt; bệnh viện hạng 2 giảm từ 35.000 đồng/lượt xuống còn 29.000 đồng/lượt; bệnh viện hạng 3 giảm từ 31.000 đồng/lượt xuống còn 23.000 đồng/lượt; bệnh viện hạng 4 và trạm y tế xã - phường giảm từ 29.000 đồng/lượt xuống còn 20.000 đồng/lượt...

Trong khi đó, các loại xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cũng giảm đáng kể, trong đó chụp X-quang số hóa 1 phim giảm từ69.000 đồng xuống còn 62.900 đồng;chụp CT Scaner đến 32 dãy không có thuốc cản quang giảm từ 536.000 đồng xuống còn 524.000 đồng; chụp CT Scaner đến 32 dãycó thuốc cản quang giảm từ 970.000 đồng xuống còn 934.000 đồng;chụp cộng hưởng từ (MRI) không có thuốc cản quang giảm từ 1.754.000 đồng xuống còn 1.467.000 đồng; chụp cộng hưởng từ (MRI) có thuốc cản quang giảm từ 2.336.000 đồng xuống còn 2.279.000 đồng...

Siêu âm từ 49.000 đồng giảm xuống còn 38.200 đồng, đặc biệt là siêu âm can thiệp - đặt ống thông dẫn lưu ở áp xê giảm từ 2.058.000 đồng xuống chỉ còn 599.100 đồng. Bên cạnh đó, một số kỹ thuật khác cũng giảm ở các hạng bệnh viện.

Như vậy với việc giảm giá dịch vụ khám bệnh như trên, không chỉmỗi năm các bệnh việnmất đi một nguồn thu lớn mà còn khiến nhiều bệnh nhân lo lắng vềchất lượng phục vụ tại các bệnh viện.

Theo lãnh đạo một bệnh viện quận ở TP.HCM, chỉ tính riêng dịch vụ khám bệnh, với mức giảm như trên, bệnh viện này đã thất thu gần 5 tỉ đồng tiền khám bệnh mỗi năm.

“Hiện bệnh viện chúng tôi là bệnh viện hạng 2 thuộc tuyến quận, mỗi năm có trên 800.000 lượt khám bệnh. Với mức giảm giá dịch vụ khám bệnh từ 35.000 đồng/lượtxuống còn 29.000 đồng/lượt, giảm đến 6.000 đồng/lượt.Như vậy, mỗi năm bệnh viện chúng tôi đã “mất toi” gần 5 tỉ đồng tiền khám bệnh”, vị lãnh đạo bệnh việnnày thông tinvà cho biếtthêm với giá dịch vụ y tế hiện nay bệnh viện chỉ mới đủ để chi phí giữchân cán bộ, nhân viên y tế , chứ chưa có để đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, bảo trì trang thiết bị hay đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ bệnh nhân.

Lãnh đạo bệnh viện này cho rằng nguồn thu chính của y tế tuyến cơ sở là tiền công khám bệnh. Đối với y tế tuyến cơ sở chủ yếu là khám bệnh, còn các dịch vụ kỹ thuật làm không nhiều, nên giá khám bệnh giảm sẽ khiến cho nơi đây gặpkhó khăn về tài chính.

“Khó khăn nhất hiện nay của y tế tuyến cơ sở là vấn đề tài chính, không đủ tiền để có thể đầu tư ứng dụng nhiều về công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, thu hút nguồn nhân lực... Như vậy, việc giảm giá một số dịch vụ y tế này có thể đẩy chất lượng khám chữa bệnh đi xuống, bệnh nhân chịu thiệt thòi.Thật sự, nếucó được nguồn kinh phí để đầu tưthì y tế tuyến cơ sởkhông thua kém gì các bệnh viện tuyến TP”, vị lãnh đạo này chia sẻ.

Do sức ép từ bảo hiểm y tế?

Theo Bộ Y tế, việc thực hiện giảm giá một số dịch vụ y tế trên chỉ áp dụng đối với những bệnh nhân bảo hiểm y tế. Như vậy, tác động của điềunàykhông mấy ảnh hưởngđến bệnh nhân mà chủ yếu làảnh hưởng đến bảo hiểm y tế. Bởi thực tế, tiền đóng bảo hiểm của người dân vẫn như thế, nhưng giá dịch vụ y tế giảmthì bảo hiểm y tế chi trả giảm.

Tuy nhiên có điều, bảo hiểm y tế chi trả cho các bệnh viện giảm thì liệu rằng chất lượng khám, chữa bệnh ở đây có tăng lên?

Theo nhận định của một số lãnh đạo bệnh viện, việc giảm giá dịch vụ y tế lúc này là do sức ép từ bảo hiểm y tế. Có thể nguồn quỹ bảo hiểm y tế chưa bảo đảm nên Bộ Y tế cho giảm giá một số dịch vụ y tế nhằm giảm “gánh nặng” cho bảo hiểm y tế chi trả.

“Tại sao chúng ta không tìm giải pháp để giải quyết vấn đề trênmà đi giảm giá dịch vụ y tế. Điều này vô hình trung kéo giảm nguồn thu chính đáng của các bệnh viện, gây thiếu hụt tài chính, nhất là tiền lương và chi thường xuyên, không chỉ đẩycác bệnh viện vào thế khó mà còn khiến chất lượng bệnh viện đi xuống”, vị giám đốc này chia sẻ.

Trong khi đó, một giám đốc bệnh viện chuyên khoa ở TP.HCM cho rằnggiảm giá một số dịch vụ y tế vào lúc này là không hợp lý, vì hiện nay giá dịch vụ y tế chỉ mới cơ cấu được 4/7 yếu tố, và theo lộ trình là tiếp tục cơ cấu đủ 7 yếu tố vào giá dịch vụ y tế.

Bộ y tế đưa ra lộ trình để cơ cấu đủ 7 yếu tố vào giá dịch vụ y tế là nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân vàNhà nước không phải cấp kinh phí cho bệnh viện. Trong khi đó, lộ trình tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư liên tịch 37 của liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính đưa ra vẫn chưa thực hiện xong.

“Không lẽ ban đầu Bộ Y tế tính toán không đúng hay sao mà giờ lại điều chỉnh giảm xuống? Tôi nghĩ Bộ Y tếđã tính kỹ giá khám bệnh rồi, nhằm nâng cao năng lực, thu hút nhân lực có chất lượng cao cho bệnh viện công lập. Bộ Y tế điều chỉnh giá dịch vụ y tế giảm như thế thì chi phí tiền lương, chi phí thường xuyên của các bệnh viện sẽ thâm hụt, chất lượng khám chữa bệnh sẽ đi xuống”, vị giám đốc bệnh viện này nói.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều chỉnh giá dịch vụ y tế: Ai là người hưởng lợi?