Địa lý địa phương là chương trình bắt buộc trong bộ môn ở môn địa lý lớp 9 và 12. Tuy nhiên việc dạy và học bộ môn tưởng rất thiết thực này lại rất đau đầu vì "xa vời"...

Địa lý địa phương: Mạnh ai nấy dạy!

Một Thế Giới | 12/04/2015, 05:12

Địa lý địa phương là chương trình bắt buộc trong bộ môn ở môn địa lý lớp 9 và 12. Tuy nhiên việc dạy và học bộ môn tưởng rất thiết thực này lại rất đau đầu vì "xa vời"...

Thông qua tiết địa lý địa phương, học sinh sẽ nắm vững hơn về vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính, cũng như đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên của địa phương mình.
Ngoài ra, địa lý địa phương còn giúp học sinh nắm được đặc điểm dân cư, lao động và kinh tế - xã hội của tỉnh, các ngành kinh tế trọng điểm, thế mạnh của địa phương mình; giúp học sinh có những quan điểm đúng đắn trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, nhận thức được các thế mạnh mà địa phương có thể mang lại. Từ đó, kích thích niềm tự hào của học sinh đối với địa phương, tạo động lực để các em cố gắng trong học tập và rèn luyện để xây dựng quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, thực tế thì quá trình dạy học địa lý địa phương còn hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao trong dạy và học, chưa kích thích, tạo hứng thú đối với học sinh. Nguyên nhân do chưa có tài liệu mang tính hệ thống, tài liệu giảng dạy giáo viên phải tự tìm hiểu, sắp xếp từ các nguồn khác nhau. Giáo viên thường phải "dạy chay" vì thiếu tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, các bảng số liệu về tình hình kinh tế - xã hội địa phương... do chưa được trang bị trong trường học. Vì vậy, đây cũng là yếu tố thiếu thuyết phục đối với học sinh, các em chỉ tiếp thu một chiều từ giáo viên làm tiết học không thực sự sinh động, không tạo ra được ấn tương riêng, từ đó dẫn đến hiệu quả dạy và học không cao.
Giáo viên dạy học địa lý địa phương chưa được trao đổi lẫn nhau về cách dạy của trường mình nên xảy ra trường hợp trường ai nấy dạy. Chưa có sự thống nhất trong giảng dạy sẽ khó có thể đánh giá được chất lượng dạy học địa lý địa phương của các trường.
Thời lượng của chương trình địa lý địa phương còn quá ít, chỉ có 2 tiết mà yêu cầu nội dung tìm hiểu lại nhiều, làm cho học sinh không đánh giá hết được tổng thể lợi thế mà địa phương mang lại. Vì vậy, cần tăng thêm thời lượng chương trình; biên soạn sách, tài liệu dạy học địa lý địa phương thống nhất để việc dạy và học mang tính thống nhất trong toàn tỉnh; cung cấp thêm nhiều tranh, ảnh, bản đồ, các số liệu, bản thống kê... để phục vụ dạy và học. Giáo viên cần chủ động hơn nữa trong việc sưu tầm tư liệu, đồng thời tìm ra phương pháp tích hợp trong việc giảng dạy. Bên cạnh đó, cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi để tìm hiểu về lịch sử, các danh lam, thắng cảnh, nguồn tài nguyên, vẻ đẹp quê hương đất nước... để giờ học quan trọng này không vô ích.
Tô Văn Quy (Giáo viên Trường THPT Lê Thành Phương; xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên)
Theo Người Lao Động
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Địa lý địa phương: Mạnh ai nấy dạy!