Với các trường hợp khám và điều trị hậu COVID-19, người có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được chi trả theo mức hưởng mà người bệnh tham gia.

Đi khám chữa bệnh hậu COVID-19, liệu có được Bảo hiểm y tế chi trả?

P.V | 06/03/2022, 11:41

Với các trường hợp khám và điều trị hậu COVID-19, người có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được chi trả theo mức hưởng mà người bệnh tham gia.

Hiện nay, số ca mắc COVID-19 (F0) ở Việt Nam đang tăng cao. Có nhiều trường hợp F0 sau khi khỏi bệnh xuất hiện những triệu chứng hậu COVID-19 ảnh hưởng đến cơ thể và có thể kéo dài trong vài tháng.

Nhiều bạn đọc thắc mắc rằng, khi đi khám, chữa bệnh hậu COVID-19 có được BHYT thanh toán hay không?

Theo quy định tại Luật BHYT thì BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến BHYT để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Vì vậy, khi đi khám chữa bệnh thì người tham gia BHYT cũng sẽ được hưởng các quyền lợi về BHYT theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì mức hưởng BHYT được quy định như sau:

Khám, chữa bệnh đúng tuyến

Người bệnh sẽ được thanh toán chi phí trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT với mức hưởng:

+ 100% chi phí khám chữa bệnh dành cho các trường hợp là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…

+ 95% chi phí khám chữa bệnh dành cho những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ cận nghèo…

+ Với các đối tượng khác sẽ được BHYT chi trả là 80%.

Khám, chữa bệnh trái tuyến

Nếu người tham gia BHYT tự đi KCB trái tuyến, vượt tuyến mà không có giấy giới thiệu thì tùy tuyến KCB mà người tham gia BHYT sẽ được thanh toán như sau:

+ Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;

+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú.

+ Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Cách đây không lâu, TP.HCM đã có văn bản số 947/SYT-KHTH về chẩn chỉnh việc tổ chức khám sức khỏe hậu COVID-19. Theo đó, việc đến khám và điều trị các di chứng hậu COVID-19 tại bệnh viện ở TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các đơn vị không điều chỉnh tăng giá các dịch vụ khám, chữa bệnh, kể cả các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu tại đơn vị theo quy định Sở Y tế cho đến khi có hướng dẫn khác.

Đồng thời, Sở Y tế cũng đề nghị các đơn vị không hạn chế quyền lợi của người bệnh khi đến khám, chữa bệnh di chứng hậu COVID-19 bằng việc gợi ý, ép buộc người bệnh tham gia các gói dịch vụ khám sức khỏe hậu COVID-19.

Tại cơ sở y tế công lập: Người bệnh cũng được hưởng chế độ do BHYT chi trả, tùy theo loại bảo hiểm của người bệnh.

Trường hợp người bệnh có thẻ BHYT và khám, chữa bệnh các bệnh lý thuộc danh mục và phạm vi thanh toán của quỹ BHYT: Các đơn bị thu theo mức giá quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 5.7.2019.

Tại các bệnh viện tuyến Trương ương, người đến khám hậu COVID-19 cần có giấy chuyển tuyến để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT. Trường hợp người có thẻ BHYT buộc cấp cứu hoặc điều trị nội trú thì vẫn được BHYT chi trả.

Lưu ý, những trường hợp không tham gia BHYT sẽ không được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh hậu COVID-19. Tại Văn bản số 947/SYT-KHTH của Sở Y tế TP.HCM cũng nói rõ, người không tham gia BHYT sẽ được áp dụng mức giá theo quy định tại Thông tư 14/2019/TT-BYT.

Trường hợp người bệnh lựa chọn dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu: Các cơ sở thu giá khám, chữa bệnh theo yêu cầu đã thực hiện kê khai với Sở Y tế TP.HCM. Mức giá này được công khai để người dân lựa chọn.

Tại cơ sở y tế ngoài công lập: Bộ Y tế đã có quy định về các mức khám, chữa bệnh tổng quát hoặc chuyên khoa đối với hoạt động khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập. Riêng hoạt động của cơ sở y tế ngoài công lập, Sở Y tế không áp quy định về mức giá.

Chi phí cho các dịch vụ khám, chữa bệnh do các cơ sở y tế này niêm yết và gửi báo giá về Sở Y tế TP để theo dõi. Sở Y tế TP cũng đề nghị cơ sở y tế ngoài công lập công khai giá để người dân lựa chọn.

Ngoài ra, trong văn bản mới đây, Sở Y tế TP.HCM cũng đề nghị các cơ sở y tế không lạm dụng chỉ định cận lâm sàng khi khám sức khỏe cho người bệnh hậu COVID-19 trong trường hợp không cần thiết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
2 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đi khám chữa bệnh hậu COVID-19, liệu có được Bảo hiểm y tế chi trả?