Nằm sát khu vực biên giới giữa Thái Lan và Myanmar, làng cổ dài Karen cách cố đô Chiang Mai chừng 180km và cách thành phố Chiang Rai khoảng 30 km. Đặt chân vào làng cổ dài, cuộc sống náo nhiệt ồn ào đầy sôi động của thế kỷ 21 như dần biến mất và thay vào đó là không gian yên bình đến kỳ lạ.

Đến thăm ngôi làng của bộ tộc cổ dài Karen

15/01/2020, 09:53

Nằm sát khu vực biên giới giữa Thái Lan và Myanmar, làng cổ dài Karen cách cố đô Chiang Mai chừng 180km và cách thành phố Chiang Rai khoảng 30 km. Đặt chân vào làng cổ dài, cuộc sống náo nhiệt ồn ào đầy sôi động của thế kỷ 21 như dần biến mất và thay vào đó là không gian yên bình đến kỳ lạ.

Số vòng sẽ tương ứng với số tuổi của người phụ nữ

Người Karen có nguồn gốc từ Myanmar, sau cuộc xung đột quân sự ở Myanmar trong những năm 1990, một bộ phận đã chạy sang Thái Lan và định cư ở đó cho đến ngày hôm nay.

Làng cổ dài Karen nằm trong một thung lũng được xây dựng bởi chính phủ Thái Lan với mục đích thu hút nhiều khách du lịch hơn đến với miền Bắc Thái Lan. Đến với ngôi làng, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về đời sống, nét văn hóa, phong tục tập quán của bộ tộc cổ dài Karen.

Làng cổ dài Karen là một ngôi làng nhỏ với dân cư sinh sống thưa thớt, trong làng là những căn nhà lợp lá đơn sơ san sát nhau. Trước mỗi dãy nhà là các sạp hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch Chiang Mai. Đi sâu vào trong làng, bạn sẽ bắt gặp những phụ nữ, thiếu nữ và cả những bé gái đeo vòng bằng đồng nặng trĩu quanh cổ và chân tay.

Theo truyền thống ở đây thì những bé gái bắt đầu được đeo những chiếc vòng cổ đầu tiên khi mới 5 hoặc 7 tuổi, theo thời gian số lượng vòng cổ sẽ tăng lên cho tới khi họ 25 tuổi thì không mang thêm nữa. Tại làng, một số phụ nữ có chiếc cổ cao tới 25cm với hơn 20 chiếc vòng. Trung bình, tổng khối lượng vòng mà các phụ nữ ở làng phải đeo sẽ rơi vào khoảng 10 đến 20kg. Tập tục này được lưu giữ từ đời này qua đời khác cho tới ngày nay. Chính vì thế người phương Tây gọi họ là Girrafe women (những người phụ nữ hươu cao cổ).

Cổ của họ thật ra cũng như chúng ta nhưng vì phải đeo nhiều vòng cổ nên theo thời gian khiến cho xương bả vai bị chùng xuống, các đốt sống cổ dài ra nên thoạt nhìn bạn có thể hết hồn vì cổ của họ có thể cao gấp đôi người bình thường.

Thật ra cũng không ai biết rõ truyền thống này bắt nguồn từ đâu, nhưng một vài giả thuyết cho rằng người Karen làm như vậy là để bảo vệ chiếc cổ của họ khỏi bị rắn cắn, và cũng có người cho rằng họ cố ý làm vậy để khiến vẻ ngoài của người phụ nữ trông kém hấp dẫn hơn giúp họ tránh được nạn buôn người ngày xưa. Với phụ nữa Karen họ xem vùng cổ là vùng nhạy cảm của người phụ nữ và không để ai nhìn vào cổ kể cả chồng.

Được biết, những chiếc vòng chỉ được tháo ra 3 lần trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Lần đầu là khi kết hôn, lần thứ hai khi sinh con và lần thứ 3 khi họ qua đời. Phụ nữ ở đây mang những chiếc vòng cổ này suốt. Khi cần làm vệ sinh cổ thì những người phụ nữ trong làng sẽ tụ tập lại và ngâm mình vào nước thảo dược để làm sạch cổ và những chiếc vòng.

Một thiếu nữ đang dệt cửi được hỏi, kể rằng việc đeo những chiếc vòng cổ lúc đầu thấy khó chịu như bị khó thở, đau cổ, tuy nhiên sau một thời gian thì quen dần và cảm thấy bình thường.

Ngoài vùng cổ, họ còn đeo vòng ở cổ tay, đầu gối, mắt cá chân. Trọng lượng tối đa của số vòng trên cơ thể họ khoảng 10-12kg.

Đàn ông trong làng đa số đi làm thuê ở xa, chỉ còn phụ nữ và trẻ con ở làng, số ít đàn ông ở lại làng để chế tác những chiếc vòng và đồ lưu niệm bán cho khách du lịch. Đến làng cổ dài, bạn sẽ bắt gặp không ít những thiếu nữ xinh đẹp mặc trang phục truyền thống, ngồi miệt mài bên khung cửi. Khi có khách tới thăm, họ nhẹ nhàng chào mời mua những món đồ lưu niệm trong gian hàng. Những bộ đồ thổ cẩm, khăn quàng cổ, vòng tay, vòng cổ… tại đây sẽ rất phù hợp với phong cách bụi bặm, dân dã.

Một số hình ảnh chụp tại làng cổ Karen

Bài và ảnh: Tịnh Thu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đến thăm ngôi làng của bộ tộc cổ dài Karen